Saturday, February 18, 2012

DÂN CHỦ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TỪ GÓC ĐỘ CỦA KHỔNG TỬ


Ngô Thu Trang, 18-2-2012
Theo một vài nguồn tác giả thì thuật ngữ dân chủ có nguồn gốc đầu tiên từ Hy Lạp vào khoảng thế kỷ thứ 5 đến thứ 4 trước công nguyên với tên gọi là quyền lực nhân dân[1].
Nhưng theo tôi dấu hiệu của thuật ngữ dân chủ đã xuất hiện từ thời Nho giáo vào khoảng thế kỷ thứ 5 đến thứ 3 trước công nguyên. Và Nho giáo được  biết đến do công khai phát của Khổng Tử.
Thứ nhất, dân chủ hay được hiểu là dân làm chủ, người dân được tham gia công việc nhà nước, công việc chính trị. Theo như thuật ngữ ‘‘quân tử’’ của Khổng Tử thì có thể nhận định rằng dân chủ là điều tất yếu trong xã hội.
Sở dĩ như vậy vì theo như quan điểm ‘‘chính danh’’ của Khổng Tử thì quân tử không phải dùng để chỉ con vua hay người người giúp việc cho vua, mà quân tử dùng để chỉ những người có tài, có đức không phân biệt là quí tộc hay người bình dân.
Và trong thời Trung Hoa cổ đại thì xu hướng ‘‘nhân đạo chính vi đại’’ là chủ đạo, tức là mọi học thuyết triết học đều có xu hướng giải quyết các vấn đề chính trị[2]. Có nghĩa là vấn đề chính trị hay nói rõ hơn là nhu cầu cai trị đất nước luôn là mối quan tâm thường trực của các nhà triết học Trung Quốc cổ đại. Do đó người quân tử không phải ngoại lệ, họ có tài đức và đáng phải tham gia vào công việc quốc gia.
Do đó, chúng ta thấy được những người có tài đức, không phân biệt tầng lớp, đều được tham gia công việc quốc gia. Vấn đề đã được đặt ra, đó chính là những người dân bình thường, nhưng có tài đức há chi lại không được tham gia vào công việc quốc gia?
Vậy nên một phần biểu hiện của sự dân chủ đã được đề cập từ rất sớm ở thời Khổng Tử.
Thứ hai,  theo Khổng Tử công thức của nhà nước nhân bản là ‘‘Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’’. Do đó việc đầu tiên là tu thân rồi cuối cùng mới đến công việc nhà nước. Vì thế một nhà nước muốn tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước ( dân chủ) trước tiên phải cho người dân no ấm, sau đó là dạy họ, giáo hóa họ. Đó chính là chính sách mà Khổng Tử đưa ra ở một nhà nước nhân bản: trước tiên dưỡng dân sau đó là an dân.
Do đó, khi nhìn vào một nhà nước dân chủ hiện đại, muốn hướng tới một nền dân chủ đúng nghĩa phải lấy con người làm trung tâm, phải chăm lo cho dân, cho dân no ấm. Sau đó mới nghĩ đến việc hướng người dân vào công việc nhà nước, dạy dân tham gia vào cai trị đất nước. Khi đó việc thực hiện dân chủ trong dân mới thực sự có chất lượng. Suy nghĩ này cũng từng được đặt ra, khi có sự tranh cãi nên có dân chủ trước hay phát triển kinh tế trước, theo tôi là xây dựng nền kinh tế trước sau đó mới xây dựng nền dân chủ đúng nghĩa.
Thứ ba, quan điểm của Khổng Tử là không coi trọng vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước cũng có cái đáng để học tập, ông không phủ nhận hoàn toàn pháp luật nhưng coi pháp luật là một công cụ bất đắc dĩ.
Theo ông: ‘‘Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình phạt để đưa dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội, nhưng không biết hổ thẹn mà theo đường chính; dùng đức mà dẫn dắt dân, dùng lễ mà đưa dân vào khuôn phép thì dân có lòng hổ thẹn mà lại cố làm điều hay’’[3]
Liên hệ với thực tế hiện nay, sự sa sút của một số không nhỏ cán bộ nhà nước, đang là vấn đề Nhà nước ta quan tâm. Do đó, Nhà nước ta muốn cải cách, muốn đổi mới bộ máy thì phải nói đạo đức, nhân nghĩa thay vì đơn thuần nói pháp luật với nhau, có chăng nên đề cao đạo đức hơn là những hình phạt, nếu những hình phạt đôi khi không tương xứng với hành vi vi phạm. Khi mà xã hội hiện nay đạo đức con người đang xuống cấp trầm trọng. Mà theo Khổng Tử thì đó là những hành động của bản năng và đã là bản năng hành động thì không phải là người.
Kết luận:
Cũng như nhân quyền thì dân chủ đã xuất hiện từ rất sớm với nhiều hình thức và một vài dấu hiệu của dân chủ đã có từ thời Khổng Tử.
Một Nhà nước muốn có một nền dân chủ đúng nghĩa, việc đầu tiên là phải bảo đảm cuộc sống cho người dân, chính sách gì liên quan đến cuộc sống của dân phải được giải quyết trước tiên, rồi mới đến những chính sách khác.
Đạo đức phải được đề cao, có chăng trở thành một khẩu hiệu trong toàn tổ chức, trong toàn dân. Và không ai không hổ thẹn khi mà bị gọi là vô đạo đức, trong xã hội toàn người đạo đức.
< Cảm hứng viết của người viết: Do vừa mới học Lịch sử học thuyết chính trị, xem clip cắt cổ chủ tiệm vàng, mấy bài báo về Đòan Văn Vươn, đề tài dân chủ> =))))




[2] Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn, Các học thuyết chính trị Trung Quốc cổ đại, Giáo trình lịch sử các học thuyết chính trị,NxbĐHQGHN, tr 37
[3] Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn, Các học thuyết chính trị Trung Quốc cổ đại, Giáo trình lịch sử các học thuyết chính trị,NxbĐHQGHN, tr 85