Wednesday, May 30, 2012

Dự kiến mục lục cho nội san CLB Luật Gia Trẻ số 01 - 2012



MỤC LỤC DỰ KIẾN PHỤC VỤ NỘI SAN SỐ 01 – 2012
CLB LUẬT GIA TRẺ

MỤC 1: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT:
1. Những thông tin cơ bản về khoa luật: cơ cấu tổ chức, nghiên cứu khoa học, phòng học (Cẩm Thanh).
2. CLB Luật gia trẻ - nơi ươm mầm những luật gia tương lai (Ban chủ nhiệm CLB, Ban Chuyên môn).
3. Học tín chỉ: Bước đầu tiếp cận và phương pháp học hiệu quả (Chu Xuân, Thanh Hòa).
4. Một số sáng kiến về cách tổ chức lớp học trong đào tạo tín chỉ (chi đoàn K56A, K56B).
5. Chính sách hỗ trợ sinh viên vay vốn OUB (Chu Xuân K56A).
6. Phương tiện đi lại cho sinh viên (Đào Huyền, Hoàng Thắng, Đăng Thành).
MỤC 2: GÓC SUY LUẬN VỀ LUẬT
7. Trẻ vị thành niên phạm tội: Thực trạng và giải pháp (Phan Công Tiến K55B).
8. ..............................................................................(Quang Đức K55A).
9. ................................................................. (K56CLC).
10...................................................................(c Huệ)
MỤC 3: CÁI NHÌN ĐA CHIỀU VỀ NGHỀ LUẬT
11. Nghề luật: Những hướng đi của sinh viên luật khi ra trường. Chia sẻ kinh nghiệm của một sinh viên khóa trước (Trang K56A).
MỤC 4: GIỚI THIỆU VỀ SÁCH:
 Sự hạn chế quyền lực nhà nước
(Ngô Thu Trang K56A).

(Nguyễn Quang Đức K55A).

MỤC 5: GÓC THƯ GIÃN
12. Góc giải trí: Truyện tranh vui cười (Hoàng Ly)

Mọi ý kiến đóng góp và gửi bài xin gửi vào mail: trang24493@gmail.com
CÁC BẠN XEM PHÂN CÔNG CỦA MÌNH VỀ BÀI VIẾT, CÓ THẮC MẮC GÌ CỨ LIÊN LẠC VÀO MAIL TRÊN.

Không phải ban quyền cho dân, HP viết ra để trói buộc chính quyền

trích từ link  http://phamduynghia.blogspot.com/ 

Trả lời ông Lê Thanh Phong, báo Lao Động (18/05/2012), nguyên bản thế này:

Nhu cầu về thiết chế bảo hiến

Trước hết cần lưu ý Hiến pháp là một khế ước của nhân dân lập ra để kiểm soát quyền lực nhà nước. Hiến pháp viết ra để trói buộc chính quyền chứ không phải ban quyền cho người dân. Nhưng ở một số quốc gia, Hiến pháp đã không được hiểu với ý nghĩa đó. Ví dụ Liên Xô trong giai đoạn 1922 – 1990, Hiến pháp được hiểu như là tuyên bố của Đảng cầm quyền. Một số quốc gia khác cũng sử dụng Hiến pháp như cương lĩnh của nhà nước, của những người lãnh đạo. Đó là sự khác biệt so với những quốc gia dân chủ, tôn trọng quyền tự do của công dân và kiểm soát quyền lực của nhà nước. Ở các quốc gia đó, Hiến pháp được viết ra để trói buộc nhà cầm quyền. Người có khả năng vi phạm Hiến pháp thường không phải nhân dân, mà là các các cơ quan có thể sử dụng quyền lực công. Các cơ quan giữ quyền lực công là Chính phủ, Tòa án, Quốc hội. Một đạo luật do Quốc hội ban hành, một hành vi của Chính phủ có thể vi phạm Hiến pháp, chính vì vậy phải có thiết chế bảo hiến nhằm bảo đảm Hiến pháp được thực thi.

Trong điều kiện VN, mô hình thiết chế bảo hiến nào là phù hợp thưa ông?

Trên thế giới có ba mô hình thiết chế bảo hiến, ví dụ Tối cao pháp viện Hoa Kỳ có thẩm quyền xét xử tranh chấp Hiến pháp hoặc mô hình Tòa bảo hiến ở Đức tách khỏi tòa thường tụng, hoặc mô hình Hội đồng bảo hiến ở Pháp. Tuy nhiên, nếu áp dụng vào VN cần phải nghiên cứu các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, sự nhận biết của người dân để thiết chế bảo hiện phát huy được hiệu quả. Về chính trị, VN có một đảng lãnh đạo, Đảng quyết định các quyết sách lớn của đất nước. Cho nên, nếu xuất hiện một thiết chế mới đụng chạm đến các thiết chế hiện hữu thì cần tính toán thật kỹ để thiết chế mới có thực quyền. Thiết chế bảo hiến là một thiết chế chính trị, khi ra đời sẽ tác động đến các thiết chế khác. Trong bối cảnh VN hiện nay, tôi không tin có một thiết chế bảo hiến sẽ phát huy được hiệu quả.

Vậy thì khi nào VN mới có một thiết chế bảo hiến có thể sống được theo quan điểm của ông?

Ý nghĩa của chữ “sống” ở đây là cơ quan bảo hiến đóng vai trò đáng kể trong đời sống chính trị, nhân dân có thể dặt niềm tin và sự kính trọng vào cơ quan đó. Điều đó phụ thuộc vào nhiều điều như đã phân tích trên. Không phải chỉ riêng VN mà bất cứ quốc gia nào cũng cần có quá trình trưởng thành, hay nói cách khác là hội đủ các điều kiện để có được một thiết chế bảo hiến thực chất. Hàn Quốc du nhập thiết chế bảo hiến từ năm 1945, nhưng đến năm 1980 mới hoạt động có hiệu quả. Đức tuyên bố có tư duy bảo hiến từ Hiến pháp Weimar những năm 1918, nhưng trên thực tế, mãi đến sau 1949, cơ quan bảo hiến của Đức mới có hình hài rõ rệt. Thái Lan vay mượn thiết chế bảo hiến của Đức, song thành công còn hạn chế.

Ông có đề cập đến sự nhận biết của người dân, vấn đề này được hiểu như thế nào?

Dư âm của tâm lý thần dân đã tồn tại ở VN cả ngàn năm nay không thể một sớm một chiều mà tan biến được. Cần phải có quá trình và thời gian để người dân nhận biết đầy đủ về quyền công dân của mình, hiểu rằng quyền được nói, được biết, được tự do hội họp, biểu tình của công dân là những quyền đương nhiên họ được hưởng. Khi tinh thần công dân tăng lên mới xuất hiện nhu cầu đòi các quyền đó phải được tôn trọng.

Theo ông, chế ước quyền lực nhà nước sẽ thiết kế ra sao khi VN không đi theo chủ thuyết tam quyền phân lập? 

Trong cấu trúc quyền lực VN, quyền lực thực tế dồn vào Chính phủ và UBND các địa phương. Hệ thống tòa án cần nỗ lực để có thêm niềm tin và sự kính trọng cao trong xã hội. Quốc hội với ¾ đại biểu kiêm nhiệm nên chưa thể chuyên nghiệp. Vì hai thiết chế đó còn yếu nên quyền lực tập trung vào lực lượng hành pháp. Nếu phân bổ lại quyền lực, cần phân nhiệm để có đối trọng và kiểm soát quyền lực. Quốc hội thực sự mạnh khi đại biểu Quốc hội thực sự nói lên tiếng nói cử tri của mình. Muốn làm được điều đó đại biểu phải chuyên nghiệp, là một nghề có thù lao xứng đáng, có đầy đủ phương tiện và điều kiện hỗ trợ phục vụ cho hoạt động. Muốn tòa án mạnh, nhiệm kỳ của thẩm phán phải đủ dài, không hạn chế 5 năm như hiện nay. Tổ chức tòa án phải độc lập, tách ra khỏi ảnh hưởng của lực lượng hành pháp mà tòa án khu vực có thể là một mô hình.

Xin cảm ơn ông
Lê Thanh Phong thực hiện.

1 số bài báo tham khảo (Luật Hành Chính)


Những điểm mới về quyền của người khiếu nại trong Luật Khiếu nại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Lượt xem: 13
Cập nhật ngày: 11/05/2012


Những điểm mới về quyền của người khiếu nại trong Luật Khiếu nại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
                      
Sau nhiều năm thực hiện, đến nay Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong việc khiếu nại - một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, bảo đảm thực hiện. Cụ thể như cơ chế giải quyết khiếu nại chưa đảm bảo đầy đủ tính khách quan, công khai, dân chủ; việc khởi kiện của người dân tại Tòa án còn bị hạn chế; nhiều trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại chưa cụ thể, rõ ràng, vì vậy chưa tạo thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, của luật sư và trợ giúp viên pháp lý trong quá trình giải quyết khiếu nại chưa được quy định cụ thể, còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật hiện hành có quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại như pháp luật về đất đai, Luật Tố tụng hành chính còn có sự mâu thuẫn, chồng chéo với Luật Khiếu nại, tố cáo, chưa tạo sự thống nhất trong các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại…
Chính vì vậy Luật Khiếu nại năm 2011 được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 02 thông qua ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012 đã đưa ra những quy định mới về quyền của người khiếu nại nhằm khắc phục những nhược điểm này và ngày càng đảm bảo cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đối với việc nhờ Luật sư giúp đỡ trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu như trước đây Luật khiếu nại, tố cáo chỉ quy định người khiếu nại có quyền nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại thì lần này Luật Khiếu nại năm 2011 quy định  người khiếu nại được nhờ Luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đây là một điểm mới, tiến bộ nhằm giúp cho người khiếu nại vốn là bên “yếu thế” ít hiểu biết pháp luật được trợ giúp, tiếp cận những quy định của pháp luật để nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Khi cần thiết họ có thể ủy quyền toàn bộ cho Luật sư thay mặt mình để tham gia giải quyết khiếu nại. Việc quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong quá trình tham gia tư vấn hoặc trực tiếp vào giải quyết khiếu nại hành chính, nâng cao vai trò của Luật sư trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân theo thủ tục hành chính cũng là một biện pháp để chuyên môn hóa hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính.
Để phù hợp với  những quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, trong trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho Trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là quy định thể hiện tính nhân văn sâu sắc của nhà nước ta chăm lo đến các đối tượng chính sách, người nghèo, người già yếu cô đơn, đồng bào dân tộc thiểu số… nhằm giúp họ về mặt pháp lý để bảo vệ quyền hợp pháp của mình.
Đối với quyền được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, lần này Luật Khiếu nại năm 2011quy định rõ hơn, cụ thể hơn so với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Điều này đã giúp cho người khiếu nại tiếp cận được nguồn thông tin cần thiết để làm căn cứ cho việc khiếu nại của mình. Cụ thể Luật quy định Người khiếu nại cũng được biết, đọc, sao chụp, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, (Trừ thông tin tài liệu thuộc bí mật nhà nước). Việc quy định này sẽ giúp cho người khiếu nại biết được các căn cứ pháp lý, các chứng cứ liên quan mà người giải quyết khiếu nại áp dụng để giải quyết, đồng thời nâng cao tính trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc cung cấp các hồ sơ tài liệu cho người khiếu nại, và người giải quyết khiếu nại cũng phải thận trọng hơn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, các chứng cứ thu thập để giải quyết.
Lần đầu tiên Luật Khiếu nại quy định cho người khiếu nại có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại, cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại.(Trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước). Việc quy định trên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho người khiếu nại tiếp cận với những tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại để làm cơ sở cho việc khiếu nại của mình. Điều này đã xóa bỏ được “cơ chế xin cho” trong việc đề nghị các cơ quan tổ chức cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan, đồng thời giải tỏa được “gánh nặng” của người khiếu nại khi phải đi “xin” tài liệu ở các cơ quan, tổ chức đang lưu giữ. Nếu như trước đây việc người khiếu nại đến các cơ quan nhà nước đề nghị cung cấp hồ sơ tài liệu gặp rất nhiều khó khăn do việc có cung cấp hay không là “quyền” của cơ quan, tổ chức đó, thì nay với quy định này việc cung cấp hồ sơ tài liệu cho người khiếu nại không còn là “quyền” nữa mà là “nghĩa vụ” phải cung cấp trong thời hạn nhất định của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Một quy định mới nữa về quyền của người khiếu nại đó là họ có quyền yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Xuất phát từ thực tiễn đã có không ít vụ việc vì thi hành quyết định hành chính sai, để lại hậu quả lớn rất khó khắc phục về sau gây khó khăn cho công dân và các cơ quan nhà nước. Nay với quy định này sẽ giúp làm tránh những thiệt hại không thể khắc phục được do phải thi hành quyết định hành chính có sai trái.
Vấn đề khởi kiện hành chính tại Tòa án cũng được Luật Khiếu nại quy định rõ hơn, cụ thể hơn. Nếu như trước đây, việc khởi kiện hành chính tại Toà án của công dân gặp rất nhiều khó khăn do quy định bất cập của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và Luật Tố tụng hành chính và người dân chỉ có thể khởi kiện ra tòa sau khi đã qua bước giải quyết khiếu nại tại các cơ quan hành chính nhà nước, thì nay Luật Khiếu nại quy định quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Điều đó có nghĩa là người khiếu nại có thể lựa chọn và khởi kiện thẳng ra Tòa án, khiếu nại không còn là thủ tục bắt buộc. Quy định này phù hợp với tinh thần của Luật Tố tụng hành chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong khi thực hiện quyền khiếu kiện của mình.
Có thể nói rằng với những quy định mới về quyền của người khiếu nại trong Luật Khiếu nại năm 2011 không chỉ hướng đến việc mở rộng dân chủ trong việc thực hiện quyền chính trị cơ bản của công dân mà còn góp phần hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo – một trong những yêu cầu của cải cách hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
Bùi Đăng Vương – Thanh tra Sở Tư pháp Quảng Ngãi—CTTĐT Bộ Tư pháp
Vài so sánh giữa công chức và viên chức
Lượt xem: 15
Cập nhật ngày: 05/05/2012


Vài so sánh giữa công chức và viên chức
Ngày 01/01/2012 vừa qua, Luật Viên chức có hiệu lực, hai năm trước đó, Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực. Đây là lần đâu tiên có 2 luật quy định cụ thể thế nào là cán bộ, công chức và viên chức; những việc cán bộ, công chức và viên chức không được làm; chế độ lương, hình thức kỷ luật khi có vi phạm…. Trước đó, Pháp lệnh Cán bộ, công chức chưa có quy định rõ về những nội dung này dẫn đến tình trạng bản thân người đang làm trong nhà nước nhưng không biết rõ mình là cán bộ, công chức hay viên chức?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Còn Luật Viên chức quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập, khác với lao động của công chức mang tính chất quyền lực công.
Còn đơn vị sự nghiệp công lập, đó là “tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”.
Về tuyển dụng
Về căn cứ tuyển dụng: Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. Còn theo Luật Viên chức thì việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Về hình thức tuyển dụng: Viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện (hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc theo phân cấp). Và sau khi có quyết định tuyển dụng, viên chức phải thực hiện ký hợp đồng làm việc lần đầu nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo thời hạn hợp đồng thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm của viên chức theo quy định và phải thực hiện ký hợp đồng.
Trong khi đó, theo Luật Cán bộ, công chức, hình thức tuyển dụng công chức được thực hiện chặt chẽ hơn và bắt buộc phải thông qua thi tuyển (trừ trường hợp được xét tuyển với điều kiện người đó có đủ điều kiện về sức khỏe, văn bằng, độ tuổi, cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn… có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển). Và sau khi có Quyết định tuyển dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chức chỉ thực hiện việc tập sự theo nội dung Quyết định tuyển dụng nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào một ngạch bậc của công chức theo quy định.
Công chức được phân chia theo “ngạch”, còn viên chức thì không được phân thành ngạch như ngạch chuyên viên, cán sự,… mà được được phân theo chức danh nghề nghiệp. Chức danh nghề nghiệp thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Ví dụ viên chức ngạch giảng viên có giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp… Chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm cho viên chức theo các nguyên tắc: làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó, người được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét.
Về điều kiện tham gia dự tuyển: Tiêu chuẩn chung cho người tham gia dự tuyển của công chức và viên chức là có quốc tịch Việt Nam, có đơn đăng ký dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng chứng chỉ phù hợp, có đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đối với công chức thì bắt buộc phải từ đủ 18 tuổi trở lên còn đối với viên chức thì đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.
Nơi làm việc: Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập như các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao… còn công chức làm việc trong các cơ quan: Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; Bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội….
Lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
Công chức theo biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (đối với những người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập).
Viên chức theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp, tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc; không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; không đủ sức khỏe hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc; được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc được cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ được quy định là công chức theo quy định của pháp luật; viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế có thẩm quyền. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau: viên chức có hai năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ; viên chức bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục (đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn) hoặc sáu tháng liên tục (đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn) mà khả năng làm việc chưa hồi phục; khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động hoặc thu hẹp quy mô do những lý do bất khả kháng.... Đối với trường hợp có tranh chấp về hợp đồng làm việc thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
Các hình thức kỷ luật
Đối với công chức, Luật Cán bộ, công chức quy định “Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức và buộc thôi việc”.
Điều 52 Luật Viên chức quy định “Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức và buộc thôi việc” (không có hình thức hạ bậc lương, giáng chức giống như công chức).
Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ công chức
Do đặc thù của Việt Nam, giữa viên chức và cán bộ, công chức luôn có sự liên thông, chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội. Vì vậy, Luật Viên chức có quy định các trường hợp cụ thể về việc chuyển đổi này. Đó là: (1) Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 5 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển; (2) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức đồng thời là quyết định tuyển dụng; (3) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật Viên chức; (4) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển sang làm viên chức và được bố trí công việc phù hợp.
KN
CTTĐT Bộ Tư pháp

Loạt bài ôn tập môn Lịch sử Nhà nước và pháp luật



TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG, PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI

Nguyễn Minh Tuấn 

Một nội dung quan trọng của Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới là vấn đề Lịch sử nhà nước và pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời cổ đại. Đây là một giai đoạn hình thành những nhà nước, những sản phẩm pháp điển hóa đầu tiên, mà hình thức cũng như nội dung của chúng ảnh hưởng lớn đến thời trung đại và cận, hiện đại sau này trong một chiều dài lịch sử phát triển. Vấn đề quan trọng là sau khi nghiên cứu từng nhà nước điển hình ở hai khu vực này, sinh viên phải chỉ ra được những đặc điểm cơ bản, những điểm giống và khác, cũng như cơ sở tạo nên sự tương đồng và khác biệt ấy dưới góc nhìn của nhà luật học. Phần tổng hợp dưới đây chỉ dừng lại ở mức nêu vấn đề để những bạn sinh viên quan tâm khi có điều kiện tiếp tục cùng tìm hiểu, nghiên cứuchứ không làm thay những gì các bạn phải làm. Chớ vội "copy + paste" các nội dung này rồi nhân bản thành các bài tiểu luận hoặc bài kiểm tra na ná giống nhau, điều này là vô ích vì những vấn đề chính cần phải giải thích làm rõ, tác giả về cơ bản đã không/ chưa giải đáp mà nêu thành câu hỏi, để trong dấu ngoặc vuông, chữ màu xanh. Hi vọng những câu hỏi này phần nào sẽ kích thích các bạn sinh viên tư duy,  thậm chí phản biện lại và rút ra những cơ sở lý luận cũng như những bài học kinh nghiệm cho hiện tại.


I. PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

Thuật ngữ "Phương Đông" ban đầu từ quan niệm của người phương Tây. Người Châu Âu luôn coi mình là trung tâm nên Phương Đông là thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ khu vực Châu Á nằm ởPhía đông của Phương Tây và được chia thành Cận Đông, Trung Đông và Viễn Đông.


Đến nay trong giới khoa học giới hạn địa lý của Phương Đông đến đâu vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Do vậy, mỗi khi bàn đến Phương Đông thông thường người ta hay đưa ra một khung không gian cụ thể để định vị đối tượng mà người ta muốn nói. Các nhà sử học của Việt Nam hầu như tương đối thống nhất với ý kiến cho rằng phạm vi không gian phương Đông có tầm ảnh hưởng lớn đến Việt Nam là hai vùng Đông Bắc Á (mà nhiều người còn gọi là Đông Á) và Đông Nam Á. [Tìm trên bản đồ và xác định khu vực Đông Á và Đông Nam Á hiện nay gồm những quốc gia nào?]


Những nhà nước ra đời sớm ở Phương Đông thời cổ đại là Ai cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại, Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại [Tìm trên bản đồ vị trí địa lý tương ứng? Khu vực này ngày nay là những quốc gia nào?]. Đây là những nhà nước ra đời sớm cả về thời gian và không gian, xuất phát từ đặc điểm đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội.


Khái niệm Phương Tây được hiểu là Châu Âu. Các nhà nước cổ đại ở Phương Tây tiêu biểu là các nhà nước Hy Lạp và La Mã. Về địa lý, hai nhà nước này được hình thành chủ yếu trên 2 bán đảo là bán đảo Ban căng và bán đảo Italia (ngoài ra còn có các đảo nhỏ khác). Hai bán đảo này đều nhìn ra Địa Trung Hải, đối diện với các nước Tây Á. [Tìm trên bản đồ vị trí địa lý tương ứng? Khu vực này hiện nay là lãnh thổ của những quốc gia nào?].

Về mặt thời gian, khái niệm thời cổ đại được hiểu theo từng nhà nước, từng khu vực khác nhau. Ví dụ: Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại tồn tại từ khoảng 4000 năm TCN đến năm 539 TCN chế độ xã hội này bị đế quốc Ba Tư xâm lược và diệt vong. Nhà nước Ấn Độ cổ đại tồn tại từ khoảng 2000 năm TCN đến cuối thế kỷ 3 TCN. Ở Phương Tây, nhà nước La Mã cổ đại ra đời muộn hơn vào khoảng thế kỷ 6 TCN và tồn tại đến năm 476 SCN khi đế quốc La Mã bị diệt vong.


II. NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG CƠ BẢN 


1. Về nhà nước


-  Về bản chất: theo học thuyết Mác - Lênin, quyền lực chính trị trong các nhà nước ở Phương Đông và Phương Tây cổ đại thuộc về giai cấp chủ nô. Cơ cở kinh tế của nhà nước là dựa trên chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và nô lệ. Cơ sở xã hội là một hệ thống kết cấu giai cấp khá phức tạp trong đó về cơ bản có hai giai cấp chủ nô và nô lệ [Tiếp tục nghiên cứu và phân tích những quan điểm khoa học không phải theo học thuyết Mác - Lênin về vấn đề này? Nhận xét, đánh giá?].


- Về chức năng: Hoạt động chủ yếu của nhà nước thời kỳ này là 
bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư­ liệu sản xuất, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thờiphòng thủ, bảo vệ đất nước và tiến hành các hoạt động ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác [Ngoài những chức năng trên nhà nước Phương Đông cổ đại còn có những chức năng nào khác? Nêu dẫn chứng?].


 - Về hình thức nhà nước: Trước hết xét về hình thức chính thể thì các nhà nước ở Phương Đông cổ đại được tổ chức theo chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô với các mức độ tập trung quyền lực khác nhau (Ví dụ: Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Ai cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại). Ở Phương Tây cổ đại, các nhà nước được tổ chức chủ yếu theo chính thể  quân chủ và cộng hòa chủ nô [Vì sao hình thức chính thể cộng hòa lại xuất hiện ở Phương Tây?]Các nhà nước cộng hòa chủ nô tồn tại dưới hai dạng thức là cộng hòa dân chủ chủ nô và cộng hòa quý tộc chủ nô (Ví dụ nhà nước Xpác (nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô); nhà nước Aten (nhà nước dân chủ chủ nô); nhà nước La mã (cộng hoà và quân chủ chuyên chế). Hình thức cấu trúccơ bản của nhà nước chủ nô là cấu trúc đơn nhất, tuy nhiên ở Phương Tây xuất hiện các nhà nước thành bang có tính tự trị cao [Giải thích?].  Chế độ chính trị phổ biến thời kỳ này là chế độ độc tài chuyên chế với việc áp dụng công khai các biện pháp thực hiện quyền lực nhà nước bằng bạo lực và phản dân chủ, tuy nhiên cũng có nhà nước áp dụng những biện pháp dân chủ sơ khai, điển hình như thiết chế Hội nghị công dân, việc bỏ phiếu bằng vỏ sò ở nhà nước Aten ở Hy Lạp cổ đại.


- Về tổ chức bộ máy nhà nước:
 Bộ máy nhà nước ở cả Phương Đông và Phương Tây đã bao gồm các cơ quan chuyên trách với chức năng, nhiệm vụ khác nhau và trong bộ máy đều có một bộ phận quan trọng là các cơ quan quản lý về quân sự, cảnh sát [Nêu rõ tên những cơ quan nhà nước cụ thể? Nhận xét?].
2. Về pháp luật 
- Về tính giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật


Pháp luật (hiểu theo nghĩa hẹp là những Bộ luật thành văn) thường ra đời muộn hơn nhiều thời điểm xuất hiện nhà nước [Dẫn chứng? Thời gian, địa điểm?]
Theo học thuyết Mác - Lênin, thời kỳ nào và ở đâu thì pháp luật về cơ bản cũng thể hiện và bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị và thời cổ đại cũng không phải ngoại lệ. Thời kỳ này bản chất pháp luật là pháp luật chủ nô có mục đích thiết lập một trật tự xã hội có lợi cho giai cấp chủ nô. Ngoài tính giai cấp, pháp luật chủ nô cũng có vai trò xã hội quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội. Tính xã hội của nhà nước cũng như pháp luật ở Phương Đông trong một chừng mực nhất định còn có trước và tỏ ra trội vượt hơn cả tính giai cấp.  Ví dụ:  Ở phần mở đầu của Bộ luật, Hammurabi tuyên bố: “Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.” Hoặc ở phần kết của Bộ luật, Hammurabi khẳng định lại mục đích của Bộ luật: “Để cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu; để cho những người cô quả có thể nương tựa ở thành Babilon…; để cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định; để cho những kẻ thiệt thòi được trình bày lẽ phải…Nếu kẻ nào thi hành triệt để bộ luật này thì sẽ được các thần phù hộ, trái lại nếu người nào không nghiêm chỉnh thi hành hoặc sửa đổi bộ luật thì sẽ bị thần linh trừng phạt”. [Nêu thêm các ví dụ khác để chứng minh: tính xã hội của nhà nước cũng như pháp luật trong lịch sử ở Phương Đông ở một chừng mực nhất định còn có trước và tỏ ra trội vượt hơn cả tính giai cấp?].


Bảo vệ chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, hợp pháp hóa các hình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.  


Pháp luật ghi nhận và bảo vệ chặt chẽ quyền tư hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất  được thể hiện trong Bộ Luật Hammurabi, Luật 12 Bảng ở La Mã sơ kỳ nền cộng hòa, Bộ pháp điển Corpus iuris Civilis của Hoàng đế Justinian. Cụ thể pháp luật nhiều nước thời kỳ này cho phép tra tấn, giam cầm con nợ để yêu cầu trả nợ. Các hành vi mua bán, chuyển nhượng tài sản của chủ tư hữu cũng được pháp luật nhiều nước quy định chặt chẽ nhằm tránh sự lừa dối, gian lận làm phương hại đến quyền tư hữu (Ví dụ: Điều 2 Bảng III Luật 12 Bảng qui định: „Người chủ nợ có thể cầm tay con nợ và đưa con nợ đến Tòa. Nếu con nợ không trả được nợ theo phán quyết của Tòa và cũng không có ai bảo lãnh cho anh ta, chủ nợ có thể tống giam con nợ"). Đồng thời pháp luật chủ nô cũng công khai tuyên bố tình trạng vô quyền của nô lệ và thừa nhận nhiều hình thức bóc lột, hình thức tra tấn tàn nhẫn của chủ nô đối với nô lệ (Điều 3 Bảng III Luật 12 Bảng quy định: "Đến ngày phiên chợ thứ ba, các chủ nợ có thể tùng xẻo con nợ không trả được nợ. Nếu xử quá mức, họ cũng không bị tội" [Các ví dụ khác?].


Ghi nhận tình trạng phân biệt đẳng cấp trong xã hội. 


Pháp luật cho phép những chủ nô giàu có thuộc các đẳng cấp cao trong xã hội có những đặc quyền về kinh tế và chính trị. Ví dụ: Điều 1 Bảng X Luật 12 Bảng qui định cấm kết hôn giữa quí tộc và bình dân: "Cấm kết hôn giữa người bình dân và quí tộc" [Các ví dụ khác?].


- Ghi nhận và bảo vệ chế độ gia trưởng. 


Pháp luật của nhiều nhà nước thời kỳ này ghi nhận quyền tuyệt đối của người gia trưởng đối với tài sản trong gia đình và địa vị chi phối của người gia trưởng đối với các thành viên khác của gia đình. Thí dụ, ở Bộ luật Hammurabi nếu không có con, người chồng có quyền ly dị hoặc bán vợ hoặc lấy vợ lẽ; nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông. Ngược lại nếu vợ bắt được chồng ngoại tình, chỉ có quyền ly dị mà thôi. Điều 129 qui định : "Nếu vợ của dân tự do ngủ với người đàn ông khác mà bị bắt, thì phải trói cả hai người này lại và ném xuống sông" [Nêu thêm các ví dụ khác để chứng minh?].


- Hình phạt mang nặng tính trừng trị, ít chứa đựng tính chất giáo dục và cảm hóa. 
Pháp luật thời kỳ này hình sự hóa hầu hết các vi phạm, kể cả các vi phạm trong quan hệ dân sự[Giải thích?]. Các qui phạm pháp luật đặc biệt là ở Phương Đông thời kỳ cổ đại thường mangtính hàm hỗn (hầu hết các điều luật đều kèm theo chế tài). Hình phạt được áp dụng phổ biến nhất là tử hình bằng rất nhiều hình thức khác nhau như: ném đá cho đến chết, buộc đá ném xuống sông, ném người vào vạc dầu, chặt người ra thành nhiều mảnh, thiêu chết, chôn sống, treo cổ... [Dẫn chứng cụ thể?] Các hình phạt dã man khác cũng được áp dụng cho các hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hơn như: chọc mù mắt, khắc chữ vào mặt, chặt chân tay, cắt lưỡi, bắt đi trên than hồng... Pháp luật chủ nô còn cho phép tra tấn nhục hình phạm nhân, cho phép trả thù ngang bằng (Ví dụ: Điều 2 Bảng VIII Luật 12 bảng: "Nếu ai gây thương tích làm tàn tật người khác và không bồi thường, thì việc trả thù ngang bằng là hợp pháp"). Trong nhiều trường hợp, pháp luật chủ nô cho phép giết cả những người không liên quan đến hành vi phạm tội. (Ví dụ:Điều 38 Bộ luật Hammurabi qui định: " Nếu thợ xây nhà mà xây không đảm bảo, nhà đổ, chủ nhà chết thì người thợ xây bị giết." hoặc Điều 39 Bộ luật Hammurabi: "Nếu nhà đổ, con của người chủ nhà chết thì con của người thợ xây cũng phải chết theo") [Nêu thêm các ví dụ khác để chứng minh?].


- Nguồn luật, phạm vi điều chỉnh, mức độ điều chỉnh của pháp luật. 


Hình thức biểu hiện của pháp luật chủ nô rất đa dạng, bao gồm: Tập quán pháp, Tiền lệ pháp và văn bản pháp luật. Nhiều nhà nước chủ nô đã xây dựng được những bộ luật lớn. Điển hình như: Bộ luật Hammurabi  của nhà nước chủ nô Babilon (thế kỉ XVIII TCN); Bộ luật Đôracông của nhà nước chủ nô Hy lạp (thế kỉ VII TCN); Bộ luật 12 bảng của nhà nước chủ nô La Mã (thế kỉ V TCN); Bộ luật Pháp Kinh của nước Hàn - một quốc gia cát cứ ở Trung Quốc (thế kỉ V TCN); Luật Manu của nhà nước chủ nô Ấn độ (thế kỉ I TCN); Bộ pháp điển Luật La Mã của Hoàng Đế Justinian ở hậu kỳ nền Cộng hòa Corpus Iuris Civilis... 


Các bộ luật cổ thường được chia thành nhóm các điều khoản có nội dung khác nhau. 
Phạm vi điều chỉnh của các Bộ luật trên tương đối rộng, điều chỉnh hầu hết mọi quan hệ xã hội từ các vấn đề tội phạm, hình phạt, tố tụng đến các quan hệ về hợp đồng, hôn nhân gia đình, thừa kế, sở hữu, hợp đồng, mai táng...[Dẫn chứng cụ thể?]. Về mức độ điều chỉnh của luật, thông thường người ta phân biệt thành hai mức độ điều chỉnh pháp luật: cụ thể – chi tiết và khái quát hoá. Các Bộ luật cổ về cơ bản áp dụng mức độ điều chỉnh cụ thể, chi tiết [Tìm những ví dụ là những qui phạm cụ thể chứng minh?]. Tuy nhiên trong các Bộ luật cổ cũng có nhiều qui định điều chỉnh ở mức độ khái quát hóa điển hình là các qui định về dân sự ở Luật La Mã [Tìm những vị dụ là những qui phạm cụ thể chứng minh?].


[...
III. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN 


1. Điều kiện tự nhiên


Các nhà nước ở Phương Đông ra đời sớm ở lưu vực các con sông lớn (Sông Nin ở Ai Cập, Sông Ti-grơ và Ơ-ph-rát ở Lưỡng Hà, Sông Hằng Hà ở Ấn Độ, Sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc) ["sớm" ở đây hiểu theo những nghĩa nào?]. Đây là nơi thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển.


Trong khi đó về điều kiện tự nhiên, ở Phương Tây, các nhà nước Hy Lạp và La Mã  được hình thành chủ yếu trên 2 bán đảo là bán đảo Ban-căng và bán đảo I-ta-li-a. Đây là nơi không thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp, nhưng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp [Nêu dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lập luận trên? lý giải vì sao nhà nước ở Phương Tây lại ra đời muộn hơn ở Phương Đông?].


2. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất


Ở Phương Đông, nhà nước Phương Đông ra đời trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển  thuộcgiai đoạn đồ đồng. Kinh tế tự nhiên, trong đó nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Ở Phương Tây, nhà nước ra đời trên cơ sở lực lượng sản xuất đã phát triển thuộc giai đoạn đồ sắt [Sự khác nhau về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nói lên điều gì?].


3. Thời điểm xuất hiện nhà nước

Các nhà sử học cho rằng khoảng thế kỷ 7 TCN, tức là mãi sau hơn 2000 năm, sau sự xuất hiện của nhà nước Phương Đông cổ đại, nhà nước Phương Tây mới ra đời (Cụ thể: nhà nước thành bang của Hy Lạp xuất hiện sớm nhất vào khoảng thế kỷ VIII - VI TCN trong khi đó nhà nước Phương Đông lại xuất hiện rất sớm từ cuối thiên niên kỷ thứ IV TCN) [Dựa vào đâu mà người ta xác định được thời điểm xuất hiện nhà nước? Tiêu chí nào để biết rằng nhà nước ra đời? Liệu có một cái mốc cụ thể rằng nhà nước năm này hay năm kia ra đời không?].


4. Thành thị


Nhà nước Phương Đông cổ đại tồn tại và phát triển trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá chậm phát triển nên không xuất hiện những trung tâm kinh tế lớn. [Tại sao kinh tế hàng hóa lại chậm phát triển ở Phương Đông?].


Ở Phương Tây, nền kinh tế vẫn mang tính chất tự nhiên, nhưng khác với Phương Đông là kinh tế công thương nghiệp ở Phương Tây rất phát triển, nên ở Phương Tây đã sớm xuất hiện những thành thị, những khu tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa. 


Khác cơ bản với thành thị ở Phương Đông mang nhiều yếu tố "tĩnh" chủ yếu là trung tâm chính trị, ngược lại thành thị Phương Tây mang nhiều yếu tố "động", vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh tế. Hoạt động lưu thông tiền tệ, kinh tế hàng hoá phát triển nên thành thị phương Tây cổ đại rất phồn thịnh [Lý giải vì sao có sự khác biệt nói trên?].


5. Sở hữu ruộng đất


Ở Phương Đông, ruộng đất hầu hết thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Quyền sở hữu ruộng đất của tư nhân có nơi có lúc xuất hiện nhưng đóng vai trò không đáng kể [Giải thích?]. Công xã nông thôn  ở Phương Đông không bị phá vỡ mà được bảo lưu, tồn tại một cách vững chắc 
[Lý giải sự tồn tại lâu dài và phổ biến của công xã nông thôn ở Phương Đông?]. Chính sự tồn tại của công xã nông thôn đã làm cho quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước Phương Đông càng thêm ổn định, củng cố thêm chế độ độc tài chuyên chế [Giải thích?].


Ở Phương Tây, quyền sở hữu ruộng đất chủ yếu thuộc về tư nhân. Ví dụ: ở La Mã, sau các cuộc chiến tranh chinh phục, nhà nước đã biến ruộng đất chiếm được thành đất công rồi đem bán hoặc chia cho tư nhân [Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?].
6. Tính giai cấp, xu hướng tập quyền hay phân quyền


Phương Đông bước vào xã hội có giai cấp sớm [Chỉ ra điểm giống và khác giữa việc phân chia thành giai cấp và sự phân chia thành đẳng cấp (ví dụ ở Ấn Độ cổ đại)?]. Ngay từ đầu tính tập quyền của nhà nước Phương Đông có xu hướng phát triển mạnh (Tại sao? ở nhà nước nào?).Nếu như ở Phương Đông càng có các cuộc chiến tranh thì nhu cầu hợp nhất, sáp nhập hay tập quyền càng mạnh thì các nhà nước ở Phương Tây lại có phần ngược lại, sau những cuộc chiến tranh, sớm hay muộn cũng đều tồn tại một xu hướng chia tách hoặc phân quyền [Bạn đồng ý hay phản đối nhận định này? Hãy nêu dẫn chứng chứng minh và lập luận?] vì thực chất  một trong những lý do quan trọng là ban đầu các nhà nước ở Phương Tây không có nhu cầu nội tại và thường trực về trị thủy như các nhà nước Phương Đông [Thử phản biện lại?]. Sự phân quyền ấy ở Phương Tây thời cổ đại là sự xuất hiện các nhà nước thành bang, sau này phát triển hơn ở thời trung cổ là sự chia tách giữa quyền lực nhà nước và quyền lực của giáo hội, quyền lực của nhà vua và các lãnh chúa [Còn có những nguyên nhân nào khác không?].


7. Hình thức nhà nước
Hình thức chính thể ở Phương Đông hầu hết là hình thức quân chủ (Nêu ví dụ?). Vua đứng đầu nhà nước, có quyền lực cao nhất về mọi mặt, vua được thần thánh hoá, được coi là vị thần vĩ đại, là thiên tử hoặc tăng lữ tối cao [Ở nhà nước nào? Người đứng đầu nhà nước thời kỳ này  ở Phương Đông có những đặc điểm gì giống và khác so với người đứng đầu nhà nước ở những giai đoạn sau đó? Cho ví dụ?]. Quần chúng nhân dân phải phục tùng vô điều kiện giai cấp thống trị và hầu như không được tham gia bất cứ sinh hoạt chính trị nào của đất nước [Dẫn chứng?].
Ở Phương Tây, hình thức chính thể được biểu hiện rất đa dạng gồm dân chủ chủ nô, cộng hoà quý tộc, quân chủ chuyên chế. Ví dụ nhà nước Xpác (nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô); nhà nước Aten (nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô); nhà nước La mã (cộng hoà và quân chủ chuyên chế). Những nhà nước được tổ chức theo chính thể cộng hòa thì các thiết chế quan trọng được hình thành bằng phương thức bầu cử. Ví dụ: Thiết chế Hội nghị công dân ở nhà nước Aten; Hai vua trong nhà nước Xpac được hình thành bằng phương thức bầu cử (Tại sao ở Phương Tây lại xuất hiện đa dạng các hình thức chính thể như vậy? hình thức quân chủ ở Phương Đông và Phương Tây thời kỳ này có những điểm khác nhau nào?].


Về hình thức cấu trúc nhà nước,đa phần các nhà nước là đơn nhất. Ở Phương Tây đặc biệt là ở Hy Lạp và La Mã cổ đại đã lần lượt xuất hiện các nhà nước thành bang (Tại sao? Nêu ví dụ?).


Về chế độ chính trị, khác với các nhà nước Phương Đông, các biện pháp và biểu hiện dân chủ  (Demokratie) đã xuất hiện ở nhà nước Phương Tây. Ví dụ: Hội nghị công dân - cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà nước Aten cổ đại. Một trong những lý do khiến tính chất, mức độ dân chủ của nhà nước ở Phương Tây cao hơn Phương Đông thời kỳ này là do những nhà nước ở Phương Tây thời kỳ này liên tục có những cuộc cải cách rất toàn diện từ chính trị, kinh tế đến xã hội (Ví dụ: điển hình là các cuộc cải cách của Xô-lông, Clít-x-ten, Pê-ri-clét ở nhà nước Aten cổ đại) [Tại sao ở Phương Tây lại diễn ra các cuộc cải cách như vậy? So sánh các cuộc cải cách ở Phương Đông (ví dụ cải cách của Thương Ưởng) và Phương Tây (cải cách của Xô-lông, Clít-x-ten, Pê-ri-clét để thấy rõ sự khác biệt?]. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, về tính chất và mức độ của dân chủ ở đây chỉ dừng lại ở dân chủ đa số và chứa đựng những hạn chế nhất định. Khái niệm "dân" ở đây cũng chỉ được hiểu là những người dân tự do chứ không phải là một bộ phận lớn trong xã hội lúc này là những người nô lệ [Phân tích để làm rõ hơn giá trị và hạn chế của dân chủ trong nhà nước Aten? Nâng cao: Thử so sánh dân chủ sơ khai của nhà nước Aten với những hình thức và mức độ dân chủ trên thế giới hiện nay ? Dân chủ có những hạn chế gì không? Trong khi nhân loại chưa tìm ra những hình thức mới tiến bộ hơn thì cần hạn chế những hiệu ứng nghịch nào của dân chủ?].

8. Vấn đề "nô lệ" và "kiểu nhà nước"
Ở Phương Tây, theo học thuyết Mác - Lênin, chế độ nô lệ là điển hình (hay còn gọi là kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ điển hình). Sự điển hình thể hiện ở tính chất, số lượng và vai trò nô lệ trong các ngành sản xuất. Hy Lạp và La Mã là nơi mà số lượng nô lệ hết sức đông đảo, là lực lượng lao động chính tạo ra của cải và sự giàu có cho chủ nô. Ví dụ: Ở Hy lạp trong thời kỳ chiến tranh Ba Tư, con số nô lệ ở Ca-ran-tơ lên đến 46 vạn, ở E-gi-i-nơ lên đến 47 vạn, tức là tính theo dân số thì trung bình cứ 10 nô lệ mới có 1 người tự do [Tại sao chế độ nô lệ ở Phương Tây thì được coi là "điển hình", còn ở Phương Đông thì không được coi là "điển hình"? Học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội có hạn chế không? Nếu có ở điểm nào?].


Kiểu nhà nước ở Phương Đông thời cổ đại nhiều nhà khoa học đặt tên là kiểu nhà nước Châu Á (hay Phương thức sản xuất châu Á) mang những đặc trưng riêng. Khác với Phương Tây, chế độ nô lệ Phương Đông là chế độ nô lệ không điển hình, mang nặng tính chất gia trưởng, căn cứ vào nhiều yếu tố, song quan trọng nhất là nô lệ thời kì này không phải là lực lượng đông đảo và lao động chính trong xã hội, chủ yếu chỉ phục dịch trong gia đình các quí tộc. Nô lệ có nguồn gốc xuất thân chủ yếu từ các tù binh chiến tranh, hoặc những người nông dân, thợ thủ công bị phá sản[Nô lệ thì khác, vậy chủ nô có khác không? đưa ra dẫn chứng để so sánh].


9. Về bộ máy nhà nước


Ở Phương Đông, hệ thống các cơ quan giúp việc cho nhà vua từ trung ương đến địa phương được phân chia theo chức năng, lĩnh vực (kể tên các cơ quan, chức năng, nhiệm vụ cụ thể?).  Ở Phương Tây, ví dụ nhà nước cộng hòa quí tộc chủ nô Xpac cũng có thiết chế nhà vua (hai nhà vua) - người đứng đầu nhà nước, nhưng hai vua không phải là thiết chế nắm nhiều quyền hành. Ở các nhà nước Phương Tây cổ đại, sự chuyên môn hóa trong hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng cao hơn, xuất phát từ nguyên nhân những nhà nước này liên tục có các cuộc cải cách rất toàn diện [Còn có nguyên nhân nào khác không?]. Ví dụ: Sự chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế như: Hội đồng 5 quan giám sát ở nhà nước Xpac, Hội đồng 10 tướng lĩnh ở Aten, Hội đồng quan án ở La Mã [Tiêu chí nào để đánh giá sự chuyên nghiệp?].


Về cơ quan xét xử, ở Phương Đông nhìn chung cơ quan xét xử không tách riêng thành cơ quan độc lập với cơ quan hành chính. Cụ thể quyền xét xử tối cao thuộc về ngư­ời đứng đầu nhà nư­ớc và thư­ờng được nhà vua uỷ nhiệm cho một cơ quan đặc biệt ở trung ương. Tại các địa phương, hoạt động xét xử thuộc thẩm quyền của viên quan đứng đầu đơn vị hành chính đó.  [Tại sao ở Phương Đông thì cơ quan xét xử không tách riêng thành cơ quan độc lập với các cơ quan hành chính? Hệ quả?]. Ở Phương Tây ngay từ đầu tính chuyên nghiệp và tính độc lập trong hoạt động xét xử đã cao hơn. Các cơ quan xét xử thường được tách khỏi cơ quan hành chính và phân nhóm để xét xử những loại vụ việc cụ thể. Ví dụ: ở La mã (thời kì cộng hòa) cơ quan xét xử chuyên trách được thành lập với số lượng khá đông các thẩm phán được bầu, hoạt động thường xuyên theo các nhóm với quy chế hoạt động chặt chẽ. [Vậy ở nhà nước Hy Lạp thời cổ đại có sự tách biệt này không?].


10. Pháp luật


Thời cổ đại đã có những sản phẩm lập pháp rất đồ sộ và thể hiện tính pháp điển hóa cao như Bộ luật Hammurabi và Bộ luật Manu (ở Phương Đông), Luật 12 Bảng và Bộ pháp điển Corpus Iuris Civilis năm 533 SCN ở La Mã (ở Phương Tây). Đây là những thành tựu nổi bật về lập pháp thời cổ đại.


Điểm khác biệt rõ nhất giữa pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời cổ đại là ở chỗ: Nếu so sánh với các nước Phương Tây thời cổ đại thì pháp luật dân sự ở Phương Đông kém phát triển hơn Phương Tây. Ở Phương Đông, lĩnh vực pháp luật hình sự với các qui định về tội phạm và hình phạt được qui định nhiều hơn hơn pháp luật dân sự.
 (Đồng tình hay phản đối? Nêu ví dụ, lập luận? Ngoài ra còn có những khác biệt nào nữa?).



Điểm hạn chế rõ nhất của các Bộ luật cổ là các chế định hình sự. Sự hàm hỗn giữa hình luật và dân luật chính là nét đặc trưng cơ bản của luật pháp thời kỳ này. Hay nói theo ngôn ngữ hiện đại là nhiều bộ luật (đặc biệt là các Bộ luật ở Phương Đông) đã hình sự hoá hầu hết các quan hệ xã hội. [Các bộ luật cổ ở Phương Tây có đặc điểm này không? Nêu dẫn chứng?]. Ngoài ra các qui định hình sự cũng thể hiện sự bất bình đẳng rõ nét và sự tiếp thu các tàn dư của cách xử sự trong xã hội công xã nguyên thuỷ [Chứng minh?].    



Vượt ra khỏi tính giai cấp, pháp luật cổ đại chứa đựng nhiều điểm tiến bộ [Vậy hiểu thế nào là "tiến bộ"? dựa vào đâu để đánh giá?] :


- Trong Bộ luật Hammurabi có nhiều qui định tiến bộ như: 1) quan hệ hợp đồng khi qui định ba điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng mua bán; 2) qui định con trai, con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang nhau; 3) kết hôn phải có giấy tờ; 4) người chồng không được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi; 5) trách nhiệm của thẩm phán khi xử oan người vô tội v.v... [Đọc bản dịch của Bộ luật và trích dẫn chính xác những điều luật tương ứng và đưa ra nhận xét, bình luận?].


- Trong Luật 12 Bảng cũng có nhiều qui định đặc biệt tiến bộ như: 1). Qui định thủ tục xét xử bắt buộc và trách nhiệm của thẩm phán. (Ví dụ: Điều 6. Bảng IX : “Cấm xử tử hình một người mà chưa thông qua xét xử“. Điều 4. Bảng IX: “Thẩm phán sẽ bị xử tử hình nếu có bằng chứng về việc phạm tội nhận hối lộ”); 2). Qui định cụ thể về trình tự tố tụng như Điều 4 Bảng I: „Nếu các bên đã thỏa thuận giao kèo, thì phải công bố công khai thỏa thuận này. Nếu các bên có tranh chấp, thì họ phải đưa vụ kiện ra nơi công cộng trước buổi trưa. Họ sẽ cùng tự bào chữa cho mình. Sau buổi trưa, thẩm phán sẽ phán quyết. Nếu cả hai đều có mặt, vụ kiện sẽ kết thúc lúc mặt trời lặn"; 3). Xác định rõ thời hiệu, hiệu lực của thỏa thuận dân sự. (Ví dụ: Điều 1. Bảng III: „Trong trường hợp một khoản nợ đã được xác định trước hoặc khoản nợ mà Tòa án đã tuyên bố buộc phải trả, thì trong thời hạn ba mươi ngày khoản nợ đó phải được thanh toán“; Điều 1. Bảng VI: “Nếu một người làm một giao kèo hoặc chuyển nhượng và thông báo điều đó bằng lời nói, thì kể từ thời điểm đó quyền lợi được xác lập); 4). Xác định rõ quyền đối với bất động sản liền kề (Ví dụ: Điều 1. Bảng VII: “Một người chủ tài sản phải làm một con đường để đi lại (nếu tồn tại một quyền với lối đi - right-of-way); nếu người chủ từ chối không làm, khách qua đường vẫn có quyền đi qua cùng với gia súc bất cứ chỗ nào mà họ phải đi qua.”); 5). Xác định rõ đối tượng được hưởng thừa kế (Ví dụ: Điều 1. Bảng V: “Nếu một người qua đời không để lại di chúc mà cũng không có người thừa kế theo luật, thì người đàn ông tiếp theo thuộc họ hàng gần nhất sẽ hưởng thừa kế. Nếu không có người đàn ông kế tiếp thuộc họ hàng gần nhất, những người đàn ông thuộc dòng tộc còn lại sẽ được hưởng thừa kế”; Điều 2. Bảng V Luật 12 Bảng: “Nếu một người bị điên, thì người đàn ông tiếp theo thuộc họ hàng gần nhất của người đó sẽ có quyền đối với tài sản của anh ta")...[Nhận xét, bình luận?].


- Bộ pháp điển Corpus Iuris Civilis năm 533 SCN ở La Mã là đỉnh cao về lập pháp  thời cổ đại. Đây được coi là cội nguồn của luật pháp Châu Âu thời Trung đại và Cận hiện đại. Sự tiến bộ của Bộ pháp điển này ở chỗ pháp luật bảo vệ tất cả các mặt của chế độ tư hữu, phạm vi điều chỉnh của luật rất sâu và rộng, liên quan đến cá nhân như sở hữu, hôn nhân và gia đình, hợp đồng, thừa kế. Điển hình là các qui định như: 1). Phân loại sở hữu đất đai thành sở hữu nhà nước, sở hữu công xã và tư hữu; 2). về qui định điều kiện hợp đồng phải thoả mãn 2 điều kiện là phải dựa trên cơ sở thoả thuận tự nguyện giữa hai bên, không được lừa dối, không được dùng bạo lực và nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, phù hợp với các qui định của pháp luật, người kí kết phải có đủ năng lực theo qui định của pháp luật; 3). Các cách phân loại hợp đồng; 4). Qui định về cầm cố tài sản; 5). Cách qui định về giải quyết tranh chấp hợp đồng khi gặp phải trường hợp bất khả kháng; 6). Về thừa kế theo di chúc (Testato) và thừa kế theo luật (Intestato); 7. Về qui định tài sản riêng của vợ chồng; 8. Về việc cho phép người vợ có quyền li hôn và nhận lại của hồi môn của mình...([Đọc bản dịch của Bộ luật và trích dẫn đúng những điều luật cụ thể tương ứng và đưa ra nhận xét, bình luận?].


Thời phong kiến, các nhà nước phương Tây đã dựa vào những chế định của Luật La Mã để xây dựng luật riêng cho vương quốc họ [Cụ thể?]. Đến thời cận hiện đại, các nhà làm luật cũng kế thừa Luật La Mã cổ đại để xây dựng thành Bộ luật dân sự của quốc gia mình. Điển hình là Bộ luật dân sự của Pháp do hoàng đế Napôlêông xây dựng năm 1804, Bộ luật dân sự của Đức năm 1900. Các Bộ luật dân sự đương đại trên thế giới hiện nay, kể cả Bộ luật dân sự của Việt Nam đều ít nhiều kế thừa những qui định tiến bộ đã có từ Luật La Mã  thời cổ đại và pháp luật của các quốc gia Tây Âu hiện đại [Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành có kế thừa gì từ Luật La Mã không?].
[...]
Câu hỏi tổng hợp: Việc nghiên cứu nhà nước và pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời cổ đại cũng như chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản về nhà nước và pháp luật của hai khu vực này (vấn đề đã xảy ra trong quá khứ, có thời điểm rất xa so với hiện tại) liệu có ích gì không?
NMT







VĂN HÓA PHÁP LUẬT PHÁP VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng

1. Các đặc điểm cơ bản của văn hoá pháp luật Pháp
1.1. Ảnh hưởng từ văn hoá pháp luật La Mã
Các bộ luật lớn của Pháp như Bộ luật dân sự Napoleon 1804, Bộ luật Thương mại năm 1807 đều được hình thành trên cơ sở kết hợp luật tập quán địa phương và luật La Mã. Luật La Mã được nghiên cứu tại các trường đại học của Pháp và được coi là nguồn luật bổ sung, được áp dụng trực tiếp nếu luật pháp thành văn và tập quán pháp luật của họ chưa có quy định đối với quan hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh pháp luật. “Corpus juris civilis” được tiếp nhận rộng rãi ở Pháp cũng như ở các nước lục địa châu Âu.

1.2. Nơi khởi nguồn của nhiều tư tưởng pháp luật tiến bộ
Nhiều tư tưởng pháp luật tiến bộ được xuất phát từ nước Pháp. Tư tưởng pháp luật tự nhiên về quyền công dân và quyền con người thể hiện rõ trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và công dân quyền của Pháp năm 1789; tư tưởng phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thể hiện rõ trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu, tư tưởng chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện rõ trong tác phẩm “Khế ước xã hội” của Jean Jaques Rousseau.           
1.3. Hệ thống luật  được phân chia thành công pháp và tư pháp
Do ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã, hệ thống pháp luật Pháp được phân chia thành Jus publicum (công pháp), Jus privatum (tư pháp). Công pháp bao gồm những ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà nước với tư nhân. Công pháp là gồm các ngành luật như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Ngân hàng, Luật Tài chính… Tư pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với tư nhân. Tư pháp bao gồm các ngành luật như Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Thương mại.
Cơ sở để phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp là phương pháp điều chỉnh (phương pháp tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội). Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của tư pháp là phương pháp tự do thỏa thuận ý chí và bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật. Còn phương pháp điều chỉnh của công pháp chủ yếu là phương pháp mệnh lệnh. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng việc phân chia pháp luật thành công pháp và tư pháp (Jus publicum và Jus privatum) có liên quan tới các cuộc đấu tranh về quyền lực chính trị thế kỷ XVII bởi vì việc phân chia này được xem là ý muốn của những người bảo hoàng muốn áp đặt chế độ quân chủ trong pháp luật7, theo đó chỉ có tư pháp mới là lĩnh vực tự do của các nhà luật học, còn công pháp là lĩnh vực mà các nhà khoa học pháp lý cần phải kiêng kỵ, vì đó được coi như là "khu vực cấm".
1.4. Hệ thống pháp luật coi trọng lý luận pháp luật
Ngay từ thế kỷ XII, khi Trường đại học Paris mới ra đời, quan điểm của các giáo sư đại học lúc này đã là: pháp luật là công cụ, là mô hình tổ chức xã hội, là cái Sollen (cái cần phải làm) chứ không phải là Sein (cái đang xảy ra trong thực tiễn). Quan điểm này được duy trì trong những thế kỷ tiếp theo. Các học thuyết pháp luật, các nguyên tắc pháp luật được coi là nguồn của pháp luật. Các bộ luật của Pháp thông thường đi từ cái chung đến cái riêng mặc dù nhiều bộ luật không có sự tách bạch thành phần chung và phần riêng. Ở phần đầu các bộ luật các khái niệm chung được trình bày một cách rõ ràng, rành mạch. Các bộ luật thường bắt đầu bằng các khái niệm chung làm cơ sở lý luận cho các phần sau và thông thường được xây dựng theo tư duy lôgic từ cái khái quát đến cái cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái hữu hình, từ nguyên tắc chung đến các tình huống cụ thể, từ lý luận đến thực tiễn.
1.5. Hệ thống pháp luật có trình độ hệ thống hoá, pháp điển hoá cao
Ngoài các bộ luật thông thường như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Lao động, Bộ luật Thương mại... các quốc gia lục địa châu Âu đã xây dựng nhiều bộ luật khác như Bộ luật Đất đai, Bộ luật Tổ chức hệ thống toà án hành chính, Bộ luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Hàng hải, Bộ luật Hàng không, Bộ luật Bầu cử, Bộ luật Thuế, Bộ luật Giao thông đường bộ, Bộ luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật Tiêu dùng, Bộ luật Nông thôn, Bộ luật về các Toà án tài chính, Bộ luật chung về Các chính quyền địa phương, Bộ luật Y tế công, Bộ luật Tiền tệ và tài chính, Bộ luật Môi trường, Bộ luật Hỗ trợ xã hội và gia đình, Bộ luật Quốc phòng, Bộ luật Du lịch, Bộ luật Di sản và nghiên cứu v.v.. Nhờ xây dựng được nhiều bộ luật, việc nghiên cứu, thực hiện và áp dụng  pháp luật trở nên dễ dàng hơn. Các quy phạm pháp luật trong các bộ luật thường rất cụ thể với các chế tài rõ ràng, vì vậy có thể áp dụng trực tiếp vào các quan hệ xã hội mà không cần thông qua một văn bản pháp luật trung gian như nghị định hoặc thông tư hướng dẫn thi hành.
1.6. Hệ thống pháp luật không coi tiền lệ pháp luật là một hình thức pháp luật thông dụng và phổ biến như pháp luật thành văn
 Khác với hệ thống pháp luật Anh, Mỹ, hệ thống pháp luật Pháp chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực, nên không thừa nhận vai trò lập pháp của các cơ quan xét xử. Sau cách mạng 1789, các luật gia Pháp hầu như có quan điểm tương đối thống nhất rằng lập pháp là hoạt động của Nghị viện, Toà án là cơ quan áp dụng luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử tạo ra luật. Án lệ là hình thức pháp luật không được khuyến khích phát triển và chỉ áp dụng một cách hạn chế như là một hình thức khắc phục khiếm khuyết của pháp luật thành văn.
1.7. Nghề luật phát triển và có uy tín trong xã hội
Từ thời kỳ La Mã cổ đại, pháp luật và những người bảo vệ pháp luật đã được xã hội coi trọng. Thời đó người La Mã đã quan niệm: “Lex est norma resti” (Law is a rule of right) nghĩa là pháp luật là quy tắc của lẽ phải. Người La Mã cũng có câu thành ngữ “Lex est dictamen rationis” (Law is the dictate of reason) - pháp luật là mệnh lệnh của công bằng, công lý. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá pháp luật La Mã nên người Pháp cũng rất coi trọng pháp luật và những người chọn sự nghiệp bảo vệ pháp luật làm nghề nghiệp của mình. ở Pháp cũng như nhiều nước lục địa châu Âu, quyền tư pháp được tách khỏi quyền lập pháp, hành pháp và là một nhánh quyền lực hoàn toàn độc lập. Để đảm bảo cho thẩm phán độc lập, ngoài việc được bổ nhiệm suốt đời, thẩm phán còn được hưởng một khoản lương rất cao so với các nghề nghiệp khác. Hơn thế nữa, trụ sở toà án ở Pháp thường là nơi có kiến trúc đẹp nhất trong các loại công sở, thường đó là các lâu đài đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, vì vậy người Pháp đặt tên các trụ sở toà án là Palais de Justice - Lâu đài công lý.
2. Ảnh hưởng của văn hoá pháp luật Pháp với quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam
2.1 Ảnh hưởng của văn hoá pháp luật Pháp vào hoạt động lập hiến ở Việt Nam
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, đặc biệt là Bản Tuyên ngôn Dân quyền và công dân quyền của nước Pháp 1789, Hiến pháp 1791 và các bản Hiến pháp tiếp theo của Pháp, giới trí thức Việt Nam đã tranh luận sôi nổi về việc xây dựng một bản Hiến pháp cho Việt Nam. Trên tờ tạp chí “Nam  Phong” đã diễn ra cuộc bút chiến sôi nổi giữa hai nhà văn Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh về thiết lập một nền quân chủ lập hiến hay một nền hành chính trực trị. Phạm Quỳnh cho rằng nên xây dựng một nền quân chủ lập hiến trong đó đảm bảo quyền dân chủ cho người dân An Nam, quyền cai trị cho Hoàng đế An Nam và quyền bảo hộ cho Chính phủ Pháp. Còn nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh, sau khi phân tích sự thối nát và bảo thủ, lạc hậu của chế độ quân chủ ở Việt Nam đã kiến nghị bãi bỏ chế độ quân chủ, thiết lập một nền hành chính trực trị do Chính phủ bảo hộ Pháp thực hiện. Khác với Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh, các nhà cách mạng yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra sức tuyên truyền cho việc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc,  thiết lập và bảo vệ các quyền tự do dân chủ cho người dân An Nam, quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã trình lên Hội nghị Vessailles Bản yêu sách của nhân dân An Nam trong đó có điểm thứ 7, yêu cầu ban hành cho người dân An Nam một bản Hiến pháp. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, mơ ước của người dân Việt Nam về một bản Hiến pháp cho người dân Việt Nam đã có điều kiện biến thành hiện thực. Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản Hiến pháp 1946 đã được xây dựng.
Hiến pháp 1946, mặc dù được xây dựng trong một thời gian không dài nhưng đây là bản Hiến pháp kết tinh được những tinh hoa của hiến pháp tư sản, đặc biệt là các bản Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hoà Pháp. Mô hình chính thể theo Hiến pháp 1946 là mô hình kết hợp giữa chính thể Cộng hoà tổng thống của Hoa Kỳ và Cộng hoà lưỡng tính của nước Pháp.
2.2 Ảnh hưởng của văn hoá pháp luật Pháp với việc xây dựng và thực hiện các bộ luật dân sự ở Việt Nam
Trong thời thực dân Pháp đô hộ, dưới sự ảnh hưởng của Bộ luật Dân sự Napoleon 1804, một số Bộ luật Dân sự Việt Nam đã được ban hành:
- Bộ luật Dân sự giản yếu của Nam Kỳ được ban hành năm 1884 (Precis de legislation civile). Bộ luật này gồm có 11 thiên quy định về các vấn đề nhân thân, hộ tịch, giá thú, ly hôn, phụ hệ, con nuôi, giám hộ.. Bộ luật này có kết cấu giống với Bộ luật Dân sự Napoleon, thậm chí có nhiều thiên trong bộ luật sao chép y nguyên nội dung Bộ luật Dân sự của Pháp. Do vậy, Bộ luật này không phản ánh được các phong tục của người Việt Nam. Giáo sư Vũ Văn Mẫu đã nhận xét rằng, Bộ luật này thiên về tính cách cá nhân, trong khi truyền thống của người Việt trọng về gia đình. Bộ luật này chỉ chú trọng các vấn đề cá nhân, kết hôn, ly hôn… trong khi đó các vấn đề quan trọng như hợp đồng, chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế lại không được quy định. Vì bộ luật này có nhiều thiếu sót, nên khi cần thiết thường phải áp dụng các quy định của Bộ luật Gia Long và Hồng Đức.
- Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ được ban hành năm 1931. Bộ luật này còn được gọi là Bộ luật Morché (Thống sứ Bắc Kỳ). Bộ luật này được chuẩn bị khá công phu, tuy nhiên hoàn toàn theo tinh thần của người Pháp. Ngày 6/7/1917, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành một Nghị định thiết lập một uỷ ban Việt - Pháp để xây dựng dự thảo Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ. Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931 gồm 1455 Điều chia thành 1 Thiên sơ bộ và 4 Quyển. Trong Thiên sơ bộ quy định các nguyên tắc của luật dân sự hiện đại như nguyên tắc bất hồi tố, nguyên tắc bình đẳng và tự do cá nhân, nguyên tắc tôn trọng quyền tư hữu, nguyên tắc tự do khế ước. Quyển thứ nhất của Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ thể hiện sự tiếp nhận có chọn lọc một số nội dung của Bộ luật Dân sự Napoleon trong sự kết hợp với giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam trong các quan hệ về hôn nhân, gia đình và thừa kế. Tuy nhiên, Bộ luật này cũng có một số quy định không phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Ví dụ, việc hạn chế năng lực hành vi của người đàn bà có chồng trong các giao dịch dân sự như  mua, bán hoặc nhận tài sản thừa kế. Việc mua, bán hoặc nhận thừa kế tài sản người phụ nữ có chồng chỉ có thể thực hiện được khi có  sự đồng ý của người chồng. Các quy định trên đây không phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam vì trong các quan hệ kinh tế, dân sự, thương mại người phụ nữ Việt Nam có quyền khá rộng rãi, họ hoàn toàn độc lập và không hề phụ thuộc vào chồng khi thực hiện một hành vi dân sự như mua, bán các loại hàng hoá cần thiết cho cuộc sống.
- Bộ luật Dân sự Trung Kỳ được ban hành năm 1936 (còn gọi là Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật 1936). Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936 bao gồm 5 Quyển, 1709 Điều (nhiều hơn Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 254 Điều). Tác giả của bộ luật này là Collet, cố vấn pháp luật của Chính phủ bảo hộ. Các quy định về hợp đồng được xây dựng giống với luật La Mã và được quy định khá chi tiết. Đó là các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng thuê nhân công, hợp đồng công nghệ, hợp đồng vận tải. Một số quy định trong bộ luật mang tính hiện đại và tiến bộ. Ví dụ, Điều 9 Bộ luật Dân sự Trung Kỳ quy định: “ Người và của (tài sản) đều không ai được xâm phạm và do pháp luật bảo hộ. Tục bắt người làm nô lệ nhất thiết là nghiêm cấm”. Ngoài một số quy định mang tính đặc thù như phần khế ước được quy định chi tiết và chặt chẽ hơn các Bộ luật Dân sự Nam Kỳ và Bắc Kỳ, về cơ bản, Bộ luật này giống Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931.
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, trong điều kiện chưa xây dựng được các Bộ luật mới, Sắc lệnh ngày 10/10/1945 đã cho phép áp dụng các luật lệ của chế độ cũ, trừ những điều khoản trái với nền độc lập tự do của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng. Đất nước tạm thời chia làm hai miền và việc thống nhất đất nước theo Hiệp định sẽ được thực hiện sau hai năm, bằng cuộc tổng tuyển cử trong cả nước do chính quyền hai miền hiệp thương tổ chức. Nhưng sau khi hất cẳng Pháp, đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã vi phạm hiệp định Giơ-ne-vơ, từ chối hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Vì vậy từ năm 1955 đến 1975, ở Việt Nam đã hình thành hai chính quyền: Việt Nam dân chủ cộng hoà ở Miền Bắc và Việt Nam cộng hoà ở Miền Nam.
 Ở Miền Bắc, ngày 1/7/1959, Toà án nhân dân tối cao đã có chỉ thị  số 772-TATC đình chỉ áp dụng những luật lệ của chế độ cũ và từ thời điểm đó, chỉ áp dụng những luật lệ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. ở Miền Nam, ngày 20/12/1972 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh đồng thời ban hành 5 Bộ luật trong đó có Bộ luật Dân sự. Bộ luật này về cơ bản duy trì hệ thống pháp luật của Pháp tại Nam Kỳ trước đây.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, các bộ luật ở miền Nam trong đó có Bộ luật Dân sự bị bãi bỏ, pháp luật miền Bắc được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả hai miền Nam Bắc. Ngày 28/10/1995 Bộ luật Dân sự của nhà nước thống nhất được ban hành và có hiệu lực từ ngày1 /7/1996. Sau 10 năm có hiệu lực, nhiều quy định của Bộ luật này cần được bổ sung và sửa đổi.Vì vậy Quốc hội khoá XI, tại Kỳ họp thứ VII, ngày 14/6/2005 đã thông qua Bộ luật Dân sự mới. Bộ luật Dân sự 2005 cũng có kết cấu gồm 7 phần như Bộ luật Dân sự 1995, tuy nhiên số lượng các điều được giảm bớt cho gọn nhẹ hơn, chỉ còn 777 Điều (Bộ luật Dân sự 1995 có 838 Điều). Bộ luật Dân sự 2005 được xây dựng trên tinh thần hội nhập quốc tế, tiếp thu nhiều tư tưởng pháp luật lục địa châu Âu (Pháp, Đức) nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống của đời sống dân sự Việt Nam.
2.3 Ảnh hưởng của hệ thống tổ chức toà án Pháp đối với Việt Nam
Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ, hệ thống toà án ở Việt Nam được xây dựng theo mô hình toà án phong kiến, ở đó không có sự tách biệt giữa cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp, các quan cai trị đầu hạt đồng thời là các quan xét xử. Hơn thế nữa, trong hệ thống cơ quan tư pháp  thời kỳ này không phân biệt cơ quan điều tra, cơ quan truy tố, cơ quan xét xử. Các tri phủ, tri huyện tự mình điều tra, tự mình truy tố và đồng thời tự mình xét xử. Trong hệ thống tố tụng lúc này chưa thiết lập được nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật vì còn tồn tại chế định “bát nghị” (tám trường hợp được miễn giảm hình phạt) và nhiều thiết chế khác bảo vệ những người có quan hệ huyết thống với vua và quan lại cao cấp của triều đình. Quyền được bào chữa của các bị cáo cũng chưa được thiết lập.
Khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên Việt Nam, bên cạnh các toà án của người Việt xây dựng theo mô hình toà án phong kiến để xét xử người Việt, người Pháp đã thành lập thêm hệ thống toà án Pháp xây dựng theo mô hình toà án tư sản để xét xử công dân Pháp và công dân nước ngoài kể cả người Việt đã nhập quốc tịch Pháp. Các toà án Pháp được xây dựng trong thời kỳ này hoàn toàn là những toà án theo mô hình toà án hiện đại. Đó là đảm bảo nguyên tắc tư pháp tách khỏi hành chính thành một ngành độc lập, không một quan cai trị hành chính nào đồng thời có thể là thẩm phán. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử  được tách biệt và độc lập với nhau. Nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật được thiết lập, quyền được bào chữa của các bị cáo được đảm bảo. Nhờ hệ thống toà án này du nhập vào Việt Nam, mô hình toà án tư sản đã có ảnh nhất định đến tư duy tố tụng và cách thức tổ chức hệ thống toà án cho người Việt Nam. Và một hệ thống toà án như vậy đã nhanh chóng được thiết lập sau cách mạng tháng 8/1945 khi Việt Nam đã giành được độc lập.
2.4 Ảnh hưởng của các cơ quan đại diện dân chúng trong thời Pháp thuộc đến ý tưởng tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sau khi Việt Nam giành được độc lập
Trong thời kỳ người Pháp đô hộ Việt Nam, một hệ thống cơ quan đại diện dân chúng được thành lập. Đó là Hội đồng quản hạt Nam Kỳ (Conseil Colonial du Cochinchine) thành lập theo Sắc lệnh  ngày 8/2/1880 của Tổng thống Pháp; Uỷ ban tư vấn kỳ hào Bắc Kỳ (Commission Consultative des Notables du Tonkin) thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 30/4/1886 và sau đó, ngày 4/5/1907 đổi thành Viện tư vấn bản xứ Bắc Kỳ (Chambre Consultative indigène du Tonkin); Trung kỳ tư vấn Hội đồng thành lập theo Đạo dụ ngày 19/3/1920 của vua Bảo Đại, đến năm 1926 đổi thành Trung Kỳ nhân dân đại biểu viện.
Ngoài các cơ quan đại diện cho dân chúng ở cấp Kỳ còn có cơ quan đại diện cho dân chúng ở cấp tỉnh và thành phố. ở Nam Kỳ, Hội đồng quận được thiết lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ngày 5/8/1889 (Conseil d,Arrondissement). Toàn bộ Nam Kỳ được chia làm 20 quận (theo tên gọi của đơn vị hành chính ở Pháp là Arrondissement), vì vậy Nam Kỳ có 20 Hội đồng quận. ở Bắc Kỳ từ năm 1886 Uỷ ban tư vấn hàng tỉnh được thiết lập (Commission Consultative Provincial) đến năm 1898 đổi thành Uỷ ban tư vấn bản xứ hành tỉnh (Commission Consultative Indigènes Provincial). Nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ  ngày 19/3/1913 chính thức thành lập Hội đồng hàng tỉnh và các Hội đồng hàng tỉnh ở Bắc Kỳ tồn tại đến năm 1940. ở Trung Kỳ, Hội đồng hàng tỉnh được thiết lập theo Nghị định của Khâm sứ Trung Kỳ năm 1913 (bổ sung, sửa đổi vào các năm 1930, 1935, 1939). Các cơ quan đại diện dân chúng cũng được thành lập tại các thành phố Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng trong đó chỉ có Sài Gòn là thành phố duy nhất ở Việt Nam có cả hai cơ quan Quyết nghị và Chấp hành đều do bầu cử thành lập nên. Từ năm 1882, ở Sài Gòn đã áp dụng chế độ thị trưởng bầu (Maire élu).
Các cơ quan đại diện dân chúng trong thời kỳ Pháp thuộc phần lớn chỉ mang tính chất hình thức vì chỉ có tầng lớp kỳ hào mới được tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại diện. Vai trò của các cơ quan đại diện lúc này rất hạn chế vì chỉ có thẩm quyền tư vấn. Các kiến nghị của các cơ quan đại diện chỉ được thực hiện khi được sự đồng ý của đại diện Chính phủ bảo hộ.  
Mặc dù có những hạn chế trên đây, nhưng thiết chế cơ quan đại diện cho dân chúng bên cạnh các cơ quan hành chính nhà nước là một thiết chế mới mà nhà nước phong kiến chuyên chế không có. Thiết chế cơ quan đại diện dân chúng đã được nhiều nhà cách mạng yêu nước sử dụng để đòi quyền lợi chính trị cho nhân dân Việt Nam. Thiết chế này đã có ảnh hưởng nhất định đến tư duy tổ chức bộ máy nhà nước hiện đại theo hướng càng ngày càng dân chủ hơn. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, nước nhà đã giành được độc lập, những kinh nghiệm dù rất hạn chế của các cơ quan đại diện dân chúng trong thời Pháp thuộc đã giúp cho người dân Việt Nam tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhân dân là hệ thống cơ quan dân cử thực sự dân chủ của mình.
2.5 Ảnh hưởng của khoa học pháp lý của Pháp với khoa học pháp lý Việt Nam
Do những ảnh hưởng trên đây, một hệ quả tất yếu là nền khoa học pháp lý Việt Nam, một yếu tố quan trọng trong văn hoá pháp lý Việt Nam, cũng chịu ảnh hưởng của khoa học pháp lý của Pháp vì Việt Nam cũng đã có một lớp luật sư và các nhà khoa học pháp lý có tên tuổi như tiến sĩ, luật sư Phan Văn Trường, luật sư Phan Anh, luật sư Vũ Đình Hoè, giáo sư Nguyễn Ngọc Minh, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thông, Vũ Quốc Thúc… được đào tạo và trưởng thành trong nền văn hoá pháp luật Pháp. Các nhà luật học Việt Nam được đào tạo ở các trường luật của Pháp đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp 1946 và các văn bản pháp luật quan trọng khác cho nhà nước Việt Nam trong những năm tháng đầu tiên giành được độc lập, cũng như trong công tác đào tạo các từng lớp cử nhân luật sau này. Sau khi Việt Nam xoá bỏ chế độ hành chính quan liêu, bao cấp chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập nền kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật lục địa châu Âu, trong đó có hệ thống pháp luật Pháp lại tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định đối với hệ thống pháp luật Việt Nam. Nền khoa học pháp lý của Pháp thông qua Nhà pháp luật Việt - Pháp (La Maison du Droit Vietnamo - Francaise) và nhiều con đường hợp tác khoa học và đào tạo khác nhau lại tiếp tục ảnh hưởng đến nền khoa học pháp lý Việt Nam./.






NHÀ NƯỚC ANH – QUÂN CHỦ MÀ DÂN CHỦ
Nguyễn Minh Tuấn

Nhiều người hiện nay vẫn hiểu: “Đã quân chủ thì không dân chủ”.
Hiểu như vậy là chưa đúng. Chưa đúng cả trên phương diện lý thuyết, lẫn thực tế.
Trước hết về mặt lý thuyết, khi nói nhà nước quân chủ hay cộng hòa là nói đến phương diện hình thức chính thể (form of government), còn khi đề cập đến dân chủ hay độc tài là đề cập đến phương diện chế độ chính trị (political governance). Về phương diện thực tế, hình thức chính thể là quân chủ hay cộng hòa chưa nói lên được vấn đề nhà nước đó có dân chủ thực sự hay không.
Nước Anh là một ví dụ điển hình về nhà nước quân chủ mà dân chủ. Muốn lý giải được tại sao nhà nước này lại có hình thức chính thể quân chủ lập hiến (constitutional monarchy), lý giải tại sao có chính thể quân chủ lập hiến nhưng vẫn là một nhà nước dân chủ thì cần phải trở lại tìm hiểu lịch sử ra đời và cả thực tế tổ chức, hoạt động của nhà nước này hiện nay.
Trước hết về lịch sử, cách mạng tư sản Anh năm 1642 là một trong những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. Cuộc cách mạng này bùng nổ với hình thức nội chiến (Civil War) giữa 2 lực lượng quí tộc phong kiến với giai cấp tư sản được sự ủng hộ của quần chúng. Cuộc nội chiến này chấm dứt vào năm 1648 với thắng lợi thuộc về giai cấp tư sản.[1]
Sau cách mạng, giai cấp tư sản đã thiết lập nhà nước theo chính thể Cộng hòa nghị viện màquyền lực tối cao của nhà nước tập trung vào Hạ nghị viện. [2] Tuy nhiên chính thể này không tồn tại lâu. Do giai cấp tư sản sau đó đã không thực hiện lời hứa chia ruộng đất cho nông dân, dẫn đến mâu thuẫn xã hội tiếp tục phát triển gay gắt giữa giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân lao động. Trước tình thế đó, giai cấp tư sản đã phải thoả hiệp với tầng lớp quí tộc mới nhằm mục đích xoa dịu mâu thuẫn xã hội. 
Hai sự kiện quan trọng thể hiện rõ sự thỏa hiệp này là:
Thứ nhất, sau khi Oliver Cromwell – người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản qua đời vào năm 1658, kéo theo sự sụp đổ của nền Cộng hòa, Charles II đang lưu vong ở nước ngoài đã được mời về nước lên ngôi vua năm 1660.[3]
Thứ hai, vào tháng 2/1689, Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật mới có tên là "Đạo luật thừa nhận ngôi vua và quyền hành của nghị viện".[4] Đạo luật này là cơ sở pháp lý cho sự ra đời nhà nướcquân chủ lập hiến tồn tại cho đến ngày nay. Nội dung chủ yếu của đạo luật này là đề cao vai trò của Nghị viện và khẳng định ngôi vua sẽ được giữ lại nhưng chỉ mang tính biểu tượng - nhà vua trị vì mà không cai trị.[5]
Như vậy có thể khẳng định rằng chính thể quân chủ lập hiến ở Anh ra đời là kết quả của sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản và quí tộc mới, là sản phẩm và biểu hiện của cuộc cách mạng tư sản không triệt để. 

Trên phương diện thực tế, nhà nước Anh hiện nay là một nhà nước dân chủ. Khẳng định này có được thông qua đánh giá của dư luận, cộng đồng quốc tế và cảm nhận của chính người dân Anhvề cách tổ chức, điều hành đất nước hiện nay.
Hiện nay, nhà vua Anh là nguyên thủ quốc gia, là biểu tượng cho sự thống nhất và bền vững quốc gia.[6] Người ta gọi đây là một thiết chế tiềm tàng. Tiềm tàng vì thời bình, nhà vua không tham gia đảng phái, lui vào hậu trường chính trị. Nhưng thiết chế này lại phát huy tác dụng, giống như một"van an toàn cuối cùng" khi đất nước lâm nguy hoặc bên bờ vực của nội chiến. Đây chính là ý nghĩa tích cực của thiết chế này. Ngày nay theo tập quán chính trị lâu đời, quyết định của nhà vua Anh có hiệu lực thực thi khi có chữ ký kèm theo của Thủ tướng hoặc của Bộ trưởng [7] và nhà vua không phải chịu trách nhiệm về chữ ký của mình.[8]
Nghị viện Anh hiện nay được tổ chức theo chế độ lưỡng viện (bicameral), gồm Hạ viện (House of Commons) được hình thành bằng phương thức bầu cử và Thượng viện (House of Lords) với đa số thành viên được chỉ định. Nước Anh theo thể chế chính trị đa đảng.
[9] Thủ tướng là thủ lĩnh của Đảng chiếm đa số ghế trong Hạ nghị viện và là người đứng đầu Nội Các (The Cabinet). Nhà vua là nguyên thủ quốc gia, trị vì nhưng không cai trị. Hiến pháp Anh hiện nay là Hiến pháp bất thành văn, đây là tập hợp những tập quán chính trị lâu đời, thiêng liêng và không dễ bị vi phạm. Qua thời gian, những tập quán bất thành văn lâu đời ấy vẫn tỏ ra phù hợp với quan điểm "bình đẳng, thoả hiệp, thương lượng" của người Anh, vẫn tỏ ra phù hợp với nhiều vấn đề thay đổi nhanh chóng của thời đại và trở thành một truyền thống trong đời sống chính trị nơi đây.[10]
Hiện nay dân Anh nhìn chung vẫn muốn sống trong một đất nước có vua. Theo một cuộc thăm dò dư luận thực hiện vào tháng 12/2007, đài BBC đã phỏng vấn khách quan 1000 người Anh, độ tuổi từ 16 trở lên về việc có nên duy trì hình thức quân chủ lập hiến không, kết quả đã cho thấy có đến 80% cho rằng việc duy trì chế độ này vẫn là việc làm cần thiết.[11] Ở một khía cạnh khác, người dân Anh họ cũng tự hào về những gì mình đang có - tự hào vì  nước Anh [12] là nơi khai sinh ra hình thức chính thể quân chủ lập hiến, tự hào vì nước Anh có những tập quán chính trị tồn tại lâu dài mà không dễ gì bị vi phạm, tự hào là nơi khởi nguồn của Tiếng Anh (English) - ngôn ngữ phổ biến toàn thế giới và tự hào vì nước Anh là nơi khai sinh ra dòng họ pháp luật Common Law - một trong hai dòng họ pháp luật lớn và điển hình nhất thế giới hiện nay. 
Nhìn rộng hơn, hiện nay không chỉ nước Anh mà nhiều nước khác trên thế giới mặc dù tên gọi là quân chủ nhưng lại được đánh giá là nhà nước dân chủ, ví dụ như nhà nước Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Luxemburg, Thụy Điển ở Châu Âu hay Nhật Bản ở Châu Á. Ngược lại nhiều nhà nước hiện nay, mặc dù tên gọi là cộng hòa, nhưng vẫn bị đánh giá là cai trị độc tài, phản dân chủ, ví dụ như chế độ độc tài ở Cộng hòa Ai Cập của Mubarak; chế độ độc tài của Gaddafi ở Cộng hòa Libya, nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên...(xem bản đồ chế độ chính trị trên thế giới của tổ chức Bertelsmann IDEA, ảnh 5).  
Như vậy, một nhà nước quân chủ vẫn có thể là một nhà nước dân chủ và một nhà nước cộng hòa vẫn có thể là một nhà nước độc tài, phản dân chủ. Bên trong thông qua sự đánh giá, cảm nhận của chính người dân trong nước và bên ngoài là của cộng đồng, dư luận quốc tế, một nhà nước sẽ được gọi tên cụ thể, chính xác là có dân chủ thực chất hay không.

[1] Cuộc cách mạng này diễn ra trong một thời gian khá dài từ năm 1642 đến năm 1648 và kết thúc bằng sự kiện vua Charles I bị xử tử hình vào ngày 30/1/1648. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo đầy đủ diễn biến cuộc nội chiến Anh tại địa chỉ: http://english-civil-war-society.org.uk/www/cms/
[2] Thực chất tính chất dân chủ của nhà nước Cộng hoà đại nghị Anh lúc này chỉ là hình thức vì nó chỉ cho phép những công dân có thu nhập hàng năm từ 200 bảng Anh mới đủ tư cách đi bầu cử hạ nghị viện. Xem thêm: Nguyễn Minh Tuấn, Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, 2007, chương Nhà nước tư sản Anh.
[3] Vua Charles II đã được mời về nước lên ngôi vào ngày 29/5/1660 (ngày sinh nhật lần thứ 30 của Charles II). Vua Charles II qua đời vào ngày 6/2/1685 và người thừa kế là em trai James.
[4] Đạo luật này có tên là Đạo luật thừa nhận ngôi vua và nghị viện (Crown and Parliament Recognition Act). Lý do ban hành đạo luật này: Theo truyền thống chính trị, chỉ có vua mới có quyền triệu tập họp Nghị viện. Vua James II, đã bê trễ công việc triều chính, không làm tròn nhiệm vụ của mình. Các thành viên của Nghị viện đã họp vào ngày 13/2/1689, chuẩn thuận việc phế truất ngôi vua của vua James II và lựa chọn Mary (con gái của vua James II) và chồng của Mary là William lên ngôi. Cũng trong cuộc họp này Nghị viện đã thông qua đạo luật này. 
[5] Ở một khía cạnh khác, nửa sau thế kỷ XVII hầu như cả Châu Âu vẫn ở trong chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, mặc dù nó đang khủng hoảng và trên đường suy vong, nhà nước tư sản Anh cũng phải thay đổi để hoà nhập.
[6] Có hai nguyên tắc trong đời sống chính trị ở Anh thể hiện rõ vai trò của Nghị viện và chính phủ, cũng như tính chất hình thức của nhà vua. Nguyên tắc chữ kí thứ hai: Bất kì văn bản nào của nhà vua muốn có hiệu lực cần phải có chữ kí thứ hai của thủ tướng hoặc bộ trưởng; Đương nhiên nhà vua không phải chịu trách nhiệm về chữ kí đó; Nguyên tắc trách nhiệm Nội các:  Nội các muốn tồn tại phải được sự ủng hộ của đa số các thành viên Nghị viện; Nghị viện có quyền giám sát Nội các. Nội các chịu trách nhiệm trước Hạ viện. Theo truyền thống, nhà vua Anh truyền ngôi cho con trai trưởng, nếu không có con trai thì truyền ngôi cho con gái, nếu không có con thì truyền ngôi cho anh (em) trai, hoặc em gái. Nhà vua phải là người nghiêm túc, trong sạch, sống theo nếp sống khuôn vàng thước ngọc của phong kiến. (Ví dụ: không được kết hôn 2 lần, không ngoại tình và theo quốc giáo Anh).
[7] Xem thêm: Nguyễn Đăng Dung, Sự hạn chế quyền lực nhà nước, NXB Đại học quốc gia Hà nội, H, 2005, tr.507.
[8] Năm 1711 một nguyên tắc mới ra đời bổ sung cho nguyên tắc trên là nguyên tắc không chịu trách nhiệm của hoàng đế, hoàng đế không phải chịu trách nhiệm về hình sự và dân sự trừ tội phản quốc.
[9] Hiện nay nước Anh có 3 đảng chính trị lớn: Đảng Bảo thủ (Conservative Party), Đảng Lao động (Labour Party), và Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democrats). Số lượng thành viên Hạ nghị viện của từng Đảng trong cuộc bầu cử năm 2010 có thể tham khảo tại địa chỉ này: http://www.parliament.uk/mps-lords-and-offices/mps/state-of-the-parties/
[10] Hiến pháp bất thành văn không có nghĩa là nước Anh không có hiến pháp. Hiến pháp bất thành văn là những qui phạm được hình thành theo tập tục, truyền thống, án lệ về tổ chức quyền lực nhà nước. Khác với hiến pháp thành văn, hiến pháp bất thành văn không được nhà nước tuyên bố hoặc ghi nhận là Luật cơ bản của nhà nước.
[11] Nguồn website: http://www.angus-reid.com/polls/2996/britons_confident_on_monarchys_endurance/ đăng ngày 1/2/2008, truy cập gần nhất ngày 30/4/2011.
[12] Nói nước Anh (England) hiện nay là nói đến một quốc gia nằm trong Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Great Britain and Nord Ireland) cùng với Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland theo Đạo luật thống nhất được ban hành ngày 1/5/1707.

QUYỀN LỰC NHÂN DÂN VÀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC QUA CÁC HIẾN PHÁP
Tác giả: GS.TS. Phạm Hồng Thái
 

1. Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1946

Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đứng lên giành độc lập, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, về mặt lịch sử, nhân dân Việt Nam chính là người đã giành lại quyền lực, sáng tạo nên lịch sử, quyết định số phận, vận mệnh của mình. Từ đó, lịch sử nước ta hình thành và ghi nhận một cách chính thống nhận thức luận và thực tiễn: nhân dân là cội nguồn của quyền lực, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, thuộc về nhân dân.

Hiến pháp năm 1946 là bản hiến văn ghi nhận thành quả cách mạng Tháng Tám năm 1945 của toàn thể nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân là người sáng tạo nên lịch sử cách mạng của mình nên nhân dân là nguồn nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

Thuật ngữ “quyền bính” trong bối cảnh điều này của Hiến pháp được hiểu với hai nghĩa: quyền bính là quyền lực, quyền bính là quyền tự quyết của nhân dân về vận mệnh, số phận của mình; còn thuật ngữ nhân dân được hiểu theo cách đầy đủ nhất của từ này bao gồm tất cả mọi công dân, không phân biệt dân tộc, giới tính, giai cấp, tầng lớp, tôn giáo. Quan điểm Hiến pháp này là cơ sở nền tảng cho việc xây dựng đời sống nhà nước và đời sống xã hội “xây nền độc lập trên nền nhân dân”. Với logic “mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân” nên trong thành phần Quốc hội đầu tiên của nước ta có đầy đủ mọi thành phần giai cấp, tầng lớp, đảng phái chính trị. Chính quan điểm này đã tạo nên sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược sau này.

Như vậy, ngay từ đây đã chính thức hình thành, xác lập một quan điểm mới về quyền lực nhân dân trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý Việt Nam.

Khoa học chính trị - pháp lý thường quan niệm: quyền lực nhà nước là một dạng, một loại quyền lực chính trị; quyền lực nhà nước là trung tâm của quyền lực chính trị. Quan niệm này thực ra mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định vai trò, vị trí của quyền lực nhà nước trong cơ cấu quyền lực chính trị trong một quốc gia, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị, mà chưa lý giải được cội nguồn của quyền lực nhà nước - bắt nguồn từ quyền lực nhân dân. Trong điều kiện dân chủ và pháp quyền, nhân dân là người tổ chức nên nhà nước của mình, do đó, nhà nước suy cho cùng chỉ là một thể chế của cộng đồng xã hội, của toàn xã hội. Chính vì vậy, quyền lực của nhà nước - quyền lực của thể chế cộng đồng xã hội - là quyền lực phái sinh, bắt nguồn từ quyền lực nhân dân. Quyền lực nhà nước không phải của bản thân thể chế nhà nước, mà thuộc về cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc đã tổ chức nên nhà nước.

Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực. Để thực hiện quyền lực đó, nhân dân đã uỷ quyền, trao một phần quyền lực của mình cho nhà nước thực hiện thông qua các thể chế nhà nước. Nhưng điều này không đồng nhất quyền lực nhân dân với quyền lực nhà nước. Nhân dân cũng không bao giờ trao toàn bộ quyền lực của mình cho nhà nước, vẫn giữ lại những quyền quyết định về những vấn đề trọng đại của quốc gia, dân tộc. Điều 21 Hiến pháp 1946 quy định “Nhân dân phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ vận mệnh quốc gia theo Điều 32 và 70”. Theo Điều 70 Hiến pháp 1946, việc sửa đổi Hiến pháp phải tuân theo cách thức: do hai phần ba tổng số nghị viện yêu cầu. Để sửa đổi Hiến pháp, Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi. Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải được đưa ra toàn dân phúc quyết. Như vậy, trong mối quan hệ giữa nhân dân và Nghị viện nhân dân thì quyền lực nhân dân cao hơn quyền lực Nghị viện và nhân dân là người quyết định cuối cùng về Hiến pháp của mình, không một cơ quan nào có quyền đó. Chính điều này quyết định tính tối cao của Hiến pháp và bảo đảm cho sự ổn định, trường tồn của Hiến pháp. Sự ổn định, trường tồn của Hiến pháp là sự bảo đảm ổn định hướng đi của quốc gia, dân tộc. Điều 32 Hiến pháp quy định: Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật định. Hiến pháp tuy không liệt kê những vấn đề nào là vấn đề hệ trọng của đất nước, nhưng đối chiếu với những quy định của Hiến pháp sau này và theo thông lệ các quốc gia trên thế giới có thể nhận thấy, những vấn đề hệ trọng của đất nước như: quyết định chiến tranh và hòa bình; quyết định sự thay đổi, cho thuê lãnh thổ quốc gia, hay việc gia nhập liên bang.

Tất cả các quy định này của Hiến pháp đã thể hiện sự phân công, phối hợp giữa quyền lực nhân dân với tư cách là cả cộng đồng quốc gia, dân tộc, bao gồm tất cả các dân tộc, giai cấp, tầng lớp cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam với Nhà nước - một thể chế do nhân dân thành lập nên, đồng thời thể hiện quan điểm về sự kiểm soát của quyền lực nhân dân đối với quyền lực nhà nước. Quyết định cuối cùng trong trường hợp nói trên thuộc vào quyền lực nhân dân.

Về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân có thể biểu hiện như sau:

a) Quyền lực nhân dân là cái toàn thể tối cao.

b) Quyền lực nhà nước - một bộ phận của quyền lực nhân dân do nhân dân trao cho Nhà nước - là một thể chế do cộng đồng thực hiện. Ngoài việc trao quyền lực cho Nhà nước, nhân dân còn trao quyền lực của mình cho các thể chế xã hội khác (các thể chế xã hội công dân).

c) Nhân dân giữ lại một phần quyền lực của mình để thực hiện, không trao cho bất cứ một thể chế cộng đồng nào, cụ thể là quyền phúc quyết, quyền quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước.

2. Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1959

Trên cơ sở quan điểm quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước đã được thiết lập trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định và làm rõ quan điểm nguồn gốc quyền lực nhà nước bắt nguồn từ quyền lực nhân dân. Với logic mang tính nhận thức luận rằng quyền lực thuộc về nhân dân thì nhân dân là người tổ chức nên Nhà nước của mình, do đó những thể chế do nhân dân trực tiếp thiết lập nên là thể chế thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy, Điều 4 Hiến pháp 1959 quy định: Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quyền lực trong quy phạm này thực chất là nói về chính quyền, nói về quyền lực nhà nước, chứ không phải quyền lực của nhân dân theo đúng nghĩa của nó vì trong xã hội còn tồn tại nhiều thiết chế xã hội dân sự khác. Quyền lực của nhân dân không chỉ được thực hiện qua hoạt động của Nhà nước, mà còn qua các tổ chức khác, với các hình thức khác nhau. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”1.

Như vậy, quyền lực nhà nước thực chất là quyền lực nhân dân, được trao cho thể chế nhà nước thực hiện, còn Quốc hội và HĐND là những thể chế đại diện của nhân dân nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân bằng cơ chế pháp lý, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện quyền lực nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc thực hiện quyền lực đó. Một điều đáng lưu ý là thuật ngữ “cơ quan quyền lực nhà nước” bắt đầu được sử dụng chính thức trong Hiến pháp năm 1959. Điều 43 ghi: “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” và Điều 80 “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”. Trong Hiến pháp, thuật ngữ cơ quan quyền lực nhà nước chỉ được sử dụng để chỉ những cơ quan này. Điều này không có nghĩa là những cơ quan khác của Nhà nước không có quyền lực nhà nước. Các cơ quan khác của Nhà nước đều do các cơ quan quyền lực nhà nước thành lập nên và trao cho nó những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Trao cho những nhiệm vụ quyền hạn nhất định là để thực hiện quyền lực nhà nước chứ không phải trao quyền lực nhà nước, do đó khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, các cơ quan nhà nước khác đều nhân danh quyền lực nhà nước, nhân danh quyền lực chứ không phải bản thân quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là thống nhất, nếu tiếp cận từ góc độ chính trị và xã hội học, do đó quyền lực nhà nước sẽ không bao giờ bị phân chia thành các bộ phận cho từng cơ quan nhà nước, mà mỗi cơ quan nhà nước, trừ cơ quan quyền lực nhà nước, đều chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn để thực gốc của quyền lực. Chính từ cái cội nguồn sâu xa ấy mà Hiến pháp ghi nhận: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Quy phạm Hiến pháp này một mặt đã khẳng định nguồn gốc của quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, mặt khác khẳng định sự thống nhất của quyền lực nhà nước - quyền lực nhân dân. Sự ghi nhận này của Hiến pháp 1946 về quyền lực nhân dân là mốc lịch sử quan trọng về cách tổ chức quyền lực ở Việt Nam, chấm dứt thời kỳ dài trong lịch sử đất nước “quyền lực tập trung trong tay nhà vua, vua là con trời, vua là tất cả” chuyển sang thời kỳ “tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu hiện quyền lực nhà nước thống nhất đó. Để thiết lập nên bộ máy nhà nước, các cơ quan khác của Nhà nước đều do cơ quan quyền lực nhà nước thiết lập nên, do đó, quyền lực của các cơ quan khác của Nhà nước đều là quyền lực “phái sinh”.

So với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 thể hiện một sự thụt lùi trong quy định về sự phân công giữa quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước - thể chế do nhân dân thiết lập nên - vì những quy định trong Hiến pháp 1946 về những vấn đề sau khi được Quốc hội quyết định phải được nhân dân phúc quyết không còn được giữ lại trong Hiến pháp 1959.

Về tổ chức để thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Hiến pháp 1959 cũng có những thay đổi so với Hiến pháp 1946, thể hiện ở những quy định: “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, “Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) là cơ quan thường trực của Quốc hội do Quốc hội bầu ra”. Chủ tịch nước tách ra thành một định chế độc lập, không còn là người đứng đầu nhánh quyền lực hành pháp như quy định trong Hiến pháp 1946. Theo quy định của Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước có những quyền mang tính biểu tượng nhà nước như những người đứng đầu nhà nước của các quốc gia khác “thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại” và những quyền khác quy định tại các Điều 63, 64. Quyền hạn thực quyền của Chủ tịch nước gồm quyền “thống lĩnh lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng”, quyền “triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt”. Còn Hội đồng Chính phủ được xác định là “Cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Như vậy, bắt đầu từ Hiến pháp năm 1959 đã hình thành cơ chế tập trung quyền lực nhà nước vào Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, còn Chính phủ chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, về mặt hành chính thì Hội đồng Chính phủ chỉ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Quyền xét xử do Toà án nhân dân (TAND) tối cao, các TAND địa phương và Tòa án đặc biệt do Quốc hội thành lập để thực hiện. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, các cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân do Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao thực hiện.

Trong Hiến pháp 1959, sự phân công giữa quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước không được thể hiện, phân định rõ như trong Hiến pháp năm 1946, dường như hai dạng quyền lực này bị hòa vào nhau, quyền lực nhân dân cũng là quyền lực nhà nước, biến thành quyền lực nhà nước. Sự phân biệt này chỉ nhận thấy một cách gián tiếp khi quy định UBTVQH có quyền “quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân”, nhưng về những vấn đề gì và khi nào cần phải trưng cầu ý dân và trưng cầu ý dân ở quy mô nào thì không được nhắc đến hay quy định trong Hiến pháp. Còn quyền giám sát của nhân dân đối với Nhà nước chỉ được thể hiện qua quyền khiếu nại và tố cáo của công dân về những hành vi phạm pháp của nhân viên nhà nước. Nhưng Hiến pháp đã hình thành cơ chế giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với các cơ quan khác của Nhà nước. Sự giám sát này vẫn là cơ chế cơ quan nhà nước giám sát cơ quan nhà nước. Điều 50 Hiến pháp quy định, Quốc hội có quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp, UBTVQH giám sát công tác của Hội đồng Chính phủ, của TAND tối cao và VKSND tối cao. Tuy vậy, quyền giám sát của HĐND chưa được xác lập trong Hiến pháp. Nhưng cho dù có được xác lập thì đây vẫn là sự giám sát của cơ quan nhà nước đối với cơ quan nhà nước. Trong khoa học pháp lý nước ta thường giải thích sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước là một hình thức giám sát của nhân dân - giám sát gián tiếp. Cơ chế giám sát của nhân dân với tư cách là người tổ chức nên Nhà nước vẫn chưa được thiết lập trong Hiến pháp.

Xuất phát từ quy định trong Hiến pháp, quyền lập pháp duy nhất chỉ thuộc về Quốc hội và theo cơ chế uỷ quyền lập pháp, Hiến pháp trao cho UBTVQH ra pháp lệnh, do đó quyền lực hành pháp được triển khai thực hiện ở các đơn vị hành chính - lãnh thổ thông qua thể chế chính quyền địa phương gồm HĐND và Uỷ ban hành chính các cấp. HĐND thực hiện quyền hành pháp trên lãnh thổ địa phương thông qua quyền “bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước ở địa phương; đặt kế hoạch xây dựng kinh tế, văn hóa và những sự nghiệp công cộng ở địa phương, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc”, quyền “Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên ra những nghị quyết thi hành ở địa phương” và một số quyền khác (các Điều 82, 83, 84, 85, 86 Hiến pháp 1959).

Tóm lại, Hiến pháp năm 1959 - Hiến pháp sửa đổi lần đầu của nước ta - vẫn kế thừa quan điểm quyền lực nhân dân, quyền lực nhà nước trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946, nhưng không quy định rõ ràng về sự phân định, phối hợp, kiểm soát giữa hai loại quyền lực và dường như có xu hướng “hợp nhất” giữa quyền lực nhà nước và quyền lực nhân dân.

3. Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1980

Quan điểm về quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước được kế tục ở Hiến pháp 1980. Vẫn đi theo logic của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Nhưng khác với Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 bổ sung thêm quy định: “Quốc hội và HĐND các cấp là cơ sở chính trị của hệ thống cơ quan nhà nước”. Với quan điểm này, mọi cơ quan nhà nước đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp thành lập nên và thẩm quyền của các cơ quan đó đều bắt nguồn từ thầm quyền của cơ quan quyền lực, nói cách khác, quyền lực của các cơ quan khác của Nhà nước đều bắt nguồn từ quyền lực của Quốc hội và HĐND các cấp.

Hiến pháp năm 1980 đi theo hướng tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực nhà nước. Mối tương quan giữa lập pháp và hành pháp không được xác định rõ ràng như Hiến pháp 1946, thậm chí cũng không được như Hiến pháp 1959, mà như là sự thụt lùi của kỹ thuật tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Điều này thể hiện ở quy định: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, còn Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Như vậy, Chính phủ chỉ là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của Quốc hội, chứ không phải cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước. Những quy định này phải chăng bắt nguồn từ logic: nhân dân bầu nên cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quyền lực nhà nước bầu nên cơ quan chấp hành từ số các đại biểu của mình, thay mặt mình tổ chức thực hiện các quyết định do mình ban hành và điều hành mọi mặt đời sống đất nước.

Quan điểm tập quyền, tập trung quyền lực vào Quốc hội được thể hiện càng rõ với quy định: “Quốc hội có thể đặt cho mình những nhiệm vụ, quyền hạn mới”, và khi cần Quốc hội có thể trao cho Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Chính phủ những nhiệm vụ, quyền hạn mới. Với cơ chế này có thể dẫn đến nhận thức là: quyền lực của Quốc hội không bị hạn chế bởi Hiến pháp, bởi pháp luật.

Đi đôi với cơ chế tập quyền, tập trung quyền lực vào Quốc hội ở cấp trung ương, tập trung vào HĐND ở địa phương, thì chế độ trách nhiệm đi theo hướng đề cao trách nhiệm tập thể, ít quan tâm tới trách nhiệm cá nhân. Nhận thức này bắt nguồn từ các quy định sau đây: Bộ trưởng và các thành viên khác của Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

Về cơ chế giám sát của Quốc hội với Chính phủ cũng có những hạn chế nhất định khi Hiến pháp 1980 quy định: mọi thành viên của Chính phủ đều là đại biểu Quốc hội. Trên thực tế đại biểu Quốc hội chủ yếu là kiêm nhiệm, còn công việc chính là làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước. Từ đây dẫn tới tình trạng Quốc hội không thể giám sát được Chính phủ, theo đúng nghĩa của sự giám sát vì “đại biểu thường” khó có thể nói thẳng, nói thật với đại biểu có chức vụ - đây là một trở ngại với hoạt động giám sát. Hơn nữa, các đại biểu ở địa phương khó có thể giám sát được hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương, hơn nữa họ lại vướng nhau ở quan hệ công vụ. Đây là hạn chế lớn nhất bắt nguồn từ thể chế cơ quan đại diện ở nước ta hiện nay.

Sự giám sát của quyền lực nhân dân đối với quyền lực nhà nước vốn được ghi nhận trong Hiến pháp 1946 và Hiến pháp năm 1959 cũng không được đề cập tới trong Hiến pháp 1980. Điều không ghi nhận này, phải chăng bắt nguồn từ quan niệm đơn giản rằng: Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nên mọi hoạt động nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, do đó nhân dân không cần giám sát đối với các cơ quan nhà nước.

Với những quy định này, có thể nhận thấy một số điều, mà trong sách báo khoa học pháp lý Việt Nam ít được đề cập, có thể khái quát như sau:

- Chế độ “đại nghị” - tính trội thuộc về cơ quan đại diện - đã được xác lập trong Hiến pháp 1980.

- Sự tập trung quyền lực càng cao vào cơ quan quyền lực nhà nước - vào Quốc hội - thì sự phân công quyền lực càng không rõ.

- Sự phân công quyền lực càng không rõ thì chế độ trách nhiệm tập thể càng tăng, khi chế độ trách nhiệm tập thể càng tăng thì trách nhiệm cá nhân càng giảm.

- Chế độ tập quyền càng cao vào cơ quan quyền lực nhà nước, trách nhiệm tập thể càng cao thì càng làm cho sự điều hành của cơ quan hành chính yếu đi trong thực tế.

4. Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)

Khác với Hiến pháp năm 1980, về vấn đề quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước, sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các quyền lực này đã được khái quát hóa thành quan điểm tổng quát: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã khẳng định mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là người tổ chức nên Nhà nước của mình.

Quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được lý giải:

Trước hết, với quan điểm quyền lực nhà nước - một loại quyền lực chính trị luôn thuộc về một giai cấp hay liên minh giữa các giai cấp - trong điều kiện hiện nay ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, do đó việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính điều này quyết định sự thống nhất của quyền lực nhà nước - thống nhất ở khía cạnh chính trị của quyền lực nhà nước.

Thứ hai, nhìn từ khía cạnh xã hội của vấn đề, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Còn nhân dân là một thể thống nhất bao gồm tất cả các dân tộc, giai cấp, tầng lớp cùng sinh sống lao động trên lãnh thổ Việt Nam, do đó quyền lực của họ là thống nhất, không bị phân chia. Sự thống nhất quyền lực nhà nước là sự thể hiện thống nhất quyền lực thuộc về nhân dân và từ bản thân bản chất của Nhà nước - thể chế xã hội, thể chế do xã hội tạo nên. Chính xã hội tạo nên Nhà nước chứ không phải Nhà nước tạo nên xã hội.

Sự thống nhất của quyền lực nhà nước thể hiện qua sự thống nhất của hệ thống pháp luật, sự phân hóa, thứ bậc của các quyết định pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành. Hiến pháp là cơ sở pháp lý tối cao cho việc ban hành luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác, văn bản của cơ quan nhà nước ở cấp dưới không mâu thuẫn, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

Sự thống nhất của quyền lực nhà nước thể hiện qua tính thứ bậc, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước (cơ quan đại diện, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp) trong các phân hệ của bộ máy nhà nước.

Nhưng để thực hiện quyền lực đó cần có sự phân công quyền lực giữa các cơ quan nhà nước để thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Quyền lập pháp là quyền đặt ra Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, đặt ra luật và sửa đổi luật. Quyền lập pháp ở nước ta thuộc về Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quyền lực lập pháp không phân bổ cho các đơn vị hành chính lãnh thổ, tuy vậy, theo cơ chế uỷ quyền lập pháp, quyền lập pháp được uỷ quyền cho UBTVQH - cơ quan thường trực của Quốc hội ban hành Pháp lệnh. Các quy phạm của Pháp lệnh trong nhiều trường hợp được sử dụng như là luật. Nhưng để thực hiện quyền lập pháp, phải có sự tham gia của nhiều thể chế nhà nước (Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao) và nhiều thể chế xã hội dân sự (cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội) thể hiện qua quyền sáng kiến lập pháp của các thể chế này (Điều 87). Các thể chế cộng đồng được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên địa bàn theo sự phân cấp và trong khuôn khổ thẩm quyền của từng cấp hành chính: tỉnh, huyện, xã và các đơn vị hành chính tương đương. Như vậy, thực chất chính quyền địa phương cũng đặt ra pháp luật. Đây là điều khác hẳn giữa nước ta với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống xã hội, gồm quyền tổ chức quản lý các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội trên cơ sở pháp luật, quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật của hệ thống hành chính nhà nước. Quyền này không hoàn toàn hay tuyệt đối thuộc vào hệ thống hành chính nhà nước, mà còn thuộc vào cả các cơ quan khác của nhà nước, cả Quốc hội, Chủ tịch nước, TAND tối cao, VKSND tối cao, nhưng chủ yếu do hệ thống hành chính nhà nước thực hiện.

Khác với quyền lập pháp, quyền hành pháp được phổ biến xuống các đơn vị hành chính lãnh thổ thông qua cơ chế phân cấp quản lý của Nhà nước cho các đơn vị hành chính lãnh thổ tương ứng: tỉnh, huyện, xã và các đơn vị hành chính tương đương. Quyền hành pháp ở trung ương được thực hiện bởi Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, ở địa phương được thực hiện bởi HĐND và Uỷ ban nhân dân (UBND). HĐND thực hiện quyền hành pháp bằng chức năng ra các nghị quyết, giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện quyền hành pháp thông qua hoạt động tổ chức các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội trên cơ sở Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp và ban hành các quyết định quy phạm.

Quyền hành pháp được phân công giữa Chính phủ với các đơn vị hành chính lãnh thổ thông qua cơ chế phân cấp quản lý. Xu hướng này ngày càng được thể hiện rõ nét qua các quy định của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với cấp tỉnh và giữa cấp tỉnh với cấp huyện, cấp xã trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một xu hướng hợp quy luật vì trong quản lý nhà nước hiện đại không một quốc gia nào có quản lý thành công mà lại không phân cấp mạnh cho các chế chế cộng đồng.

Quyền tư pháp là quyền phán quyết về những tranh chấp dân sự, tranh chấp hành chính bằng con đường tố tụng của Tòa án, quyền phán quyết những hành vi nào là tội phạm và áp dụng hình phạt tương ứng. Quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân, gia đình và hành chính của Tòa án, quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát, quyền thực hiện các hoạt động hành chính - tư pháp của các cơ quan, thể chế khác của nhà nước và xã hội. Nhưng trung tâm của quyền tư pháp là quyền xét xử của Tòa án.

Quyền xét xử và công tố không phân công cho các đơn vị hành chính - lãnh thổ, mặc dù Tòa án, Viện kiểm sát có ở các tỉnh, huyện và đơn vị hành chính - lãnh thổ tương đương. Khi thực hiện chức năng xét xử, công tố, Tòa án và Viện Kiểm sát nhân danh Nhà nước mà không nhân danh đơn vị hành chính lãnh thổ, vì vậy dấu hiệu lãnh thổ không là yếu tố bắt buộc đối với những cơ quan này. Trong xu hướng cải cách tư pháp có thể thành lập các cơ quan xét xử, kiểm sát theo khu vực lãnh thổ.

Quan điểm tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta tới nay về mặt pháp lý vẫn không có những thay đổi; ở các cấp hành chính vẫn tồn tại hai loại cơ quan, cơ quan đại diện và cơ quan hành chính - cơ quan chấp hành của cơ quan đại diện.

Cách tổ chức này dẫn đến mâu thuẫn: Cơ quan đại diện được mô phỏng như cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất và có những chức năng tương tự như chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Từ đó dẫn đến sự phân công quyền lực không rõ ràng giữa cơ quan quyền lực và cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực, và từ đây làm cho bộ máy chính quyền địa phương cồng kềnh, nhiều tầng nấc mà ít tác dụng với đời sống nhà nước và đời sống xã hội - điều mà nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập. Chính vì vậy, cần phải nhận thức lại một cách khách quan về phương thức, cách thức tổ chức thực hiện quyền lực của Nhà nước với tư cách thể chế cộng đồng và quyền lực của các thể chế lãnh thổ - thể chế của riêng cộng đồng. Do đó, tùy theo quy mô, tính chất của từng đơn vị hành chính - lãnh thổ mà thiết lập thể chế quản lý cho phù hợp.

Sự phân biệt giữa quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước đã được khôi phục lại ở Hiến pháp năm 1992 bởi cơ chế trưng cầu ý dân. Trưng cầu ý dân có thể có quy mô toàn quốc hoặc quy mô vùng lãnh thổ. Khi trưng cầu ý dân trên quy mô toàn quốc thì mới là sự thể hiện quyền lực nhân dân theo đúng nghĩa của nó, còn trưng cầu ý dân ở một cộng đồng thì chỉ là ý chí của cộng đồng lãnh thổ dân cư nhất định. Tuy vậy, quy định này là nhằm tránh tình trạng quyền lực nhà nước - quyền lực thể chế cộng đồng chung xâm phạm tới lợi ích của cộng đồng lãnh thổ dân cư. Sự giám sát của quyền lực nhân dân đối với quyền lực nhà nước cũng vẫn chưa được thể hiện rõ trong Hiến pháp năm 1992. Để thể hiện được điều này cần phải quy định sự giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước thông qua các thể chế xã hội dân sự và sự giám sát trực tiếp của nhân dân, có như vậy mới hạn chế được sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước.

5. Vấn đề quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước cần được giải quyết khi sửa đổi Hiến pháp 1992

Vấn đề quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước và tổ chức quyền lực nhân dân và tổ chức quyền lực nhà nước trong một quốc gia là vấn đề cốt yếu nhất của Hiến pháp, vì vậy khi sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cần phải được tính đến các điều sau đây:

- Hiến pháp không chỉ đơn giản ghi nhận quyền lực nhà nước và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, mà phải ghi nhận quyền lực nhân dân, cách phân công quyền lực nhân dân cho các thiết chế xã hội do nhân dân thành lập nên;

- Quyền lực nhân dân là tối cao, của toàn thể, được nhân dân thực hiện thông qua mọi thiết chế do nhân dân lập ra, với những quy mô, tính chất khác nhau. Nhân dân không trao cho bất kỳ một thiết chế nào trong xã hội mọi quyền lực của mình, kể cả Nhà nước. Nhà nước chỉ là một thiết chế xã hội, ngoài ra còn có những thiết chế xã hội khác. Vì vậy, trong chương về chế độ chính trị cần phải khẳng định điều này, có nghĩa là phải ghi nhận quyền lực của các thiết chế xã hội dân sự.

- Khi Hiến pháp ghi nhận sự phân công quyền lực nhân dân cho các thiết chế xã hội là đã xác định địa vị chính trị - Hiến pháp của các thiết chế này.

- Quyền lực nhà nước - bộ phận quan trọng nhất, bộ phận thường trực của quyền lực nhân dân - cần được tổ chức một cách khoa học trên cơ sở các nguyên tắc của phân công lao động quyền lực nhà nước.

Phân công lao động quyền lực bảo đảm tính công khai, minh bạch, rõ ràng giữa các cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước - giữa Quốc hội với Chủ tịch nước, với Chính phủ, Tòa án và với các thiết chế chính quyền địa phương - thiết chế cộng đồng.

(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2011, tr. 85.












TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ CÁC BỘ LUẬT CỦA TRUNG HOA?


Nguyễn Minh Tuấn 

Trong cuốn sách Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century (Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ thứ 17 và 18) của tác giả Insun Yu, xuất bản tại Seoul, Hàn Quốc, năm 1990 đã chỉ ra rằng: "Trong số 722 điều khoản của Bộ luật Hồng Đức (BLHD), có 261 điều vay mượn hoàn toàn hoặc một phần từ Luật nhà Đường, 53 điều từ Luật nhà Minh và 1 điều từ luật khác. Còn lại 407 điều là có riêng trong Bộ luật nhà Lê." [tr.72]

Điểm tương đồng
 
Có nhiều điểm tương đồng nhưng điểm tương đồng rõ nét nhất là BLHĐ và các Bộ luật Trung Quốc đều được xây dựng trên nền tảng Nho giáo, nên BLHĐ và Luật của Trung Hoa đều coi trọng chữ TRUNG và HIẾU. (Trong đạo Tam cương, ba mối quan hệ quan trọng thời bấy giờ đều có những chuẩn mực nhất định: Quân nhân - Thần trung; Phu từ - Tử hiếu; Phu nghĩa - Phụ kính).

Ví dụ 1: Đều nêu lên qui định thập ác trong đó có tới 5 tội (Mưu phản, mưu đại nghịch, mưu chống đối, đại bất kính, bất nghĩa) liên quan đến quan hệ vua - tôi, đến sự ổn định của triều đình.

Ví dụ 2: Chương Vệ cấm gồm 47 điều, trong đó có 17 điều vay mượn từ các đạo luật Trung Hoa, nhằm bảo vệ tính mạng, thân thể, uy tín và quyền sở hữu tài sản của nhà vua.

Ví dụ 3: Điều 2 có tội bất hiếu gồm tố cáo, rủa mắng ông bà cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo, nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường, có tang ông bà cha mẹ mà giấu kín...
Điểm khác biệt:

Điểm khác biệt tương đối nhiều, nhưng dưới đây là 5 điểm khác biệt cơ bản:

Thứ nhất, Bảo vệ chế độ sở hữu nhà nước, sở hữu công của làng xã, sở hữu tư nhân về ruộng đất:

Các vua đầu thời Lê đã ra lệnh tịch thu ruộng đất của quân Minh và bọn tay sai. Sau đó, dùng một phần đất để ban cấp cho quý tộc, quan lại làm lộc điền (phần nhỏ là cấp vĩnh viễn, dần trở thành ruộng tư; phần lớn chỉ cấp cho sử dụng, sau khi chết vài ba năm phải hoàn lại cho nhà nước) và một phần bổ sung vào ruộng đất công của làng để chia cho dân cày cấy theo chế độ quân điền. (Xem Điều 183, 346, 347, 350, 353, 355, 356...);

Thứ hai, Bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia:

Là một nước nhỏ, bên cạnh một đế chế hùng cường, QTHL đã đặt ra các Điều như Đ72, 73, 74, 75, 88...thể hiện sự trừng phạt thích đáng những người bán ruộng đất, binh khí, vật cấm cho nước ngoài; những kẻ giữ cửa quan không làm tròn phận sự; những sứ thần ra nước ngoài lấy của hối lộ mà tiết lộ công việc quốc gia...

Thứ ba, thể hiện chính sách trọng nông, sự quan tâm đến đời sống dân sinh, đến việc chăm sóc người già cô đơn, bệnh tật, rủi ro:

Trong Đại Việt Sử Ký Toàn thư [tr.457] có chép Vua Lê Thánh Tông đã tuyên bố "Những người có trọng trách ở một phương phải biết thể hiện theo lòng nhân của triều đình, yêu thương dân chúng..., mọi việc lợi nên làm, mọi mối họa nên tránh". Tư tưởng ấy được thể hiện ở nhiều điều luật.

Điều 181: "Nếu việc sửa đê những sông lớn không đúng hạn, việc giữ đê không vững để xảy ra vỡ đê, lũ lụt làm mất hoa màu của dân thì quan lộ và quan giám phải xử biếm hay bãi chức";

Điều 284: "Các quan ty làm việc ở ngoài nếu không biết làm việc lợi, trừ việc hại để dân phải phiêu bạt đi nơi khác thì bị tội bãi chức hay tội đồ"

Điều 294: "Trong kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ đau ốm mà không ai nuôi nấng, nằm ở đường xá, cầu, điếm, chùa, quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên để săn sóc và cho họ cơm cháo thuốc men, cốt sao cứu cho họ sống, không được bỏ mặc cho họ rên rỉ khốn khổ. Nếu không may mà họ chết thì phải chôn cất, không để được phơi lộ thi hài; nếu trái lệnh thì quan xã phải chịu biếm chức hay bãi chức".

Có nhiều qui định bênh vực những người nghèo khổ. Ví dụ: Phạt người quyền quí ức hiếp, nhũng nhiễu dân đinh (Điều 300, Điều 302); Bảo vệ người dân cô quả, tàn tật, trẻ mồ côi (Đ294, 295); Chống nạn nô tỳ hóa (Đ365, 291);

Chính sách trọng nông, an dân. VD: Trừng phạt phá hoại đê (Đ596); phá hoại cây cối, hoa mầu (Đ601); Tự tiện giết trâu ngựa (Đ580); Thả trâu phá hoại hoa màu (Đ.581)

Thứ tư, Bảo vệ quyền lợi người phụ nữ:

Người phụ nữ có quyền bỏ chồng, có quyền ngang với nam giới trong việc hưởng thừa kế, có quyền quản lý tài sản khi chồng mất, có quyền thừa kế ruộng đất hương hỏa. Đây là những đặc quyền của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến, không tìm thấy trong pháp luật Trung Hoa.

Có hai trường hợp người vợ được quyền bỏ chồng:

Điều 308: "Người vợ có quyền trình với quan sở tại và được quan sở tại chứng thực để xin bỏ chồng, nếu chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại";

Điều 333: "Con rể nếu lấy chuyện phi lý mắc nhiếc bố mẹ vợ thì người vợ có quyền bỏ chồng"
Người phụ nữ được thừa kế đất hương hỏa:

Điều 388 và 391: "Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 ruộng đất làm ruộng hương hỏa, còn lại chia đều cho các con không phân biệt trai, gái. Trường hợp người giữ hương hỏa không có con trai thì con gái được giao ruộng hương hỏa để thờ cúng tổ tiên".

Thứ năm, bảo vệ phong tục tập quán, những di tích văn hóa:

Khi quân Minh sang xâm lược, chính sách của chúng là một chữ không để sót và đập nát các bia không trừ một cái nào. Sau khi giành độc lập nhà Lê đã rất chú trọng bảo vệ những di tích văn hóa, nơi thờ tự.Ví dụ: Điều 178, 432, 599, 600...).

Bộ Luật Hồng Đức ra đời cũng không phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn những phong tục, tập quán của các dân tộc. VD: Điều 40. Nhiều vấn đề, Bộ luật đã để cho tập quán điều chỉnh, ví dụ Bộ luật không qui định độ tuổi kết hôn, không qui định trách nhiệm của học trò phải để tang thầy giáo, nhưng thực tế tập quán ở nhiều nơi, học trò cũng để tang thầy giáo để tỏ lòng thành kính, tôn sư trọng đạo.

Tóm lại, Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh rõ nét giá trị tích cực của Nho giáo, nói chính xác đó chính là Nho giáo đã được tiếp biến, tương tác, chia sẻ, thâu hóa để biến đổi trở thành Nho giáo Việt Nam. Chắc chắn, những tác động tích cực như giúp con người sống hòa thuận, hiếu nghĩa, có trước sau, có trên dưới, coi trọng việc học suốt đời, coi việc học để tự tu tự tỉnh, rèn luyện liêm sỉ, biết xấu hổ và tiết độ dục vọng... sẽ mãi là những giá trị bất diệt của Nho giáo Việt Nam.

Bài học từ Hiến pháp 1946: ý chí nhân dân

24/09/2011 07:38:34
Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành sửa đổi hiến pháp, nhiều học giả và một số nhà hoạt động chính trị đề nghị kế thừa những giá trị của Hiến pháp năm 1946 của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bài viết này bàn về cơ sở của những giá trị đó và gợi mở một số điều cho tương lai sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam.

1. Điều gì làm nên giá trị của Hiến pháp 1946?


Những giá trị nội dung của bản Hiến pháp 1946 có thể được tóm lược ở mấy điểm sau đây: nguyên tắc chủ quyền lập hiến thuộc về nhân dân; phân công quyền lực mạch lạc giữa ba cơ quan Nghị viện nhân dân, Chính phủ, và Tòa án; những hình thức kiểm soát quyền lực như chế độ bất tín nhiệm Nội các, chế độ phủ quyết tương đối các luật của ngành lập pháp; chế độ tư pháp độc lập; các dân quyền cơ bản.

Tại sao bản Hiến pháp 1946 lại có thể đạt được những giá trị như vậy? Một số ý kiến có thể cho rằng điều này bắt nguồn từ chỗ bản hiến pháp được soạn thảo bởi những con người ưu tú của dân tộc vào thời điểm đó dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh- Chủ tịch Ủy ban Dự Thảo Hiến pháp. Điều này có phần đúng, nhưng có những lý do có tính chất bản chất hơn.
Một bản hiến pháp thành văn, nếu thực sự chính đáng, không gì hơn là sự biểu đạt thành ngôn ngữ của luật cơ bản một trật tự, một trạng thái và những mong muốn thực tế của một cộng đồng chính trị. Hơn một trăm năm trước đây, GS Christopher Tiedeman (1857-1903), một nhà hiến pháp học kinh điển của nước Mỹ, đã cho rằng: “các hiến pháp chỉ hiệu quả khi các nguyên tắc của nó cắm rễ trong đặc tính của quốc gia, và do đó, là một sự phản ánh trung thành của ý chí quốc gia.”[1] Tiedeman gợi lại rằng lịch sử nhân loại không thiếu những trường hợp hiến pháp được áp đặt một cách tùy tiện lên người dân và do vậy không hiệu quả do không phản ánh những mong muốn thực sự của người dân. Để minh chứng, nhà hiến pháp học này đưa ra trường hợp Locke soạn thảo hiến pháp cho người Carolinas mà những nguyên tắc của nó không phù hợp với người bản địa và trường hợp Napoleon Bonaparte soạn thảo hiến pháp cho những vùng chiếm đóng[2].

Trên cơ sở nguyên tắc chung đó, chúng tôi cho rằng điều thực sự tạo nên giá trị của Hiến pháp 1946 chính là ở chỗ bản hiến pháp này phản ánh một cách trung thành trạng thái chính trị và những nhận thức, mong muốn của người dân Việt Nam vào thời điểm đó về những giá trị hiến pháp dân chủ, mà điều này đến lượt nó là kết quả của cả một quá trình vận động hiến pháp lâu dài gần 40 năm của các khuynh hướng khác nhau trước khi bản hiến pháp được ban hành vào ngày 09 tháng 11 năm 1946. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể luận điểm này.

Từ những năm đầu của thế kỷ 20 cho đến trước khi bản Hiến pháp 1946 ra đời, Việt Nam chứng kiến những cuộc thảo luận về hiến pháp và tương lai của hiến pháp ở quốc gia có lẽ đa dạng và sôi nổi chưa được lập lại có cho đến lúc này. Thông qua những cuộc thảo luận này, những giá trị của chủ nghĩa hợp hiến (constitutionalism) hiện đại được du nhập vào Việt Nam, khơi dậy những nhận thức, mong muốn trong nhân dân và thúc đẩy những vận động thực tế về các giá trị hiến pháp dân chủ.

Nửa đầu thế kỷ 20, khi Việt Nam còn là một nước thuộc địa-nửa phong kiến, chủ nghĩa hợp hiến hiện đại đã được du nhạ
̂p mạnh mẽ vào Việt Nam bắt nguồn từ những sự ảnh hưởng khác nhau. Trước tiên đó là sự ảnh hưởng từ những cuộc cải cách hiến pháp ở những quốc gia đồng văn như Nhật Bản và Trung Quốc. Cuộc cách mạng Minh Trị (1868-1898 ) trong vòng 30 năm đã chuyển Nhật Bản từ một tập hợp của các vương quốc phong hiến phi tập trung thành một nhà nước tư bản hiện đại. Xét về mặt chính trị và pháp lý, nó đã thiết lập một chính quyền hợp hiến có nhiều điểm tiếp cận với những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây hiện đại. 

Vào thời điểm diễn ra cách mạng Minh trị, những người yêu nước Việt Nam còn đang phải vật lộn với những cuộc khởi nghĩa sớm thất bại như phong trào Cần Vương nên chỉ có những ý tưởng lờ mờ về duy tân Nhật Bản. Phải đến khi Nhật chiến thắng trong chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905), người Việt yêu nước mới bừng tỉnh về sức mạng của hiện đại hóa trong việc gìn giữ độc lập. Điều này dẫn đến sự quan tâm của người Việt yêu nước đối với duy tân Nhật Bản nói chung và Hiến pháp Minh Trị nói riêng.

Cùng với duy tân Minh Trị, cách mạng Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người Việt yêu nước tìm đến những giá trị hiện đại, gồm cả các giá trị hiến pháp. Họ đặc biệt hứng thú với Cuộc cách mạng 100 ngày dưới sự lãnh đạo của Khang Hữu Vi, Cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn, và cải cách hiến pháp dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Lương Khải Siêu.

Cánh mạng Nhật Bản và Trung Quốc thúc đẩy người Việt yêu nước hồi đầu thế kỷ trước tìm đến Tân thư, những sách chứa đựng những kiến thức mới, gồm cả các kiến thức về hiến pháp, chính trị, luật pháp, được du nhập vào Nhật Bản, tràn sang Trung Quốc, rồi từ kênh này vào Việt Nam qua những cảnh Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, nơi có đông đảo Hoa kiều và có cả những đoàn thể cách mạng Trung Quốc.[3] Thông qua làn sóng Tân thư, những tác phẩm quan trọng của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây như Tinh thần pháp luật của Montesquieu và Khế ước xã hội của Rousseau đã được người Việt yêu nước đón nhận nồng nhiệt, với nhan đề được dịch lúc đó là Vạn pháp tinh lý và Xã ước. Cũng thông qua Tân thư, người Việt yêu nước ý thức được sự thực hành của chính quyền hợp hiến ở các quốc gia Âu Mỹ và sự đang mở rộng của nó ở các quốc gia Phương Đông.

Hơn nữa, vào đầu thế kỷ XX, việc giao lưu văn hoá được phát triển, mở ra điều kiện cho nhiều nhà trí thức Việt Nam đi nước ngoài, từ những nước phương Đông sớm có chính quyền hợp hiến như Nhật Bản hoặc đang tranh đấu cho chính quyền hợp hiến như Trung Quốc đến những nước là quê hương của chính quyền hợp hiến như Pháp, Mỹ. Phan Bội Châu đã đi Hồng Công rồi sang Nhật Bản, mở ra phong trào Đông Du. Phan Châu Trinh cũng sang Hồng Công rồi từ đó cùng Phan Bội Châu sang Nhật Bản, và sau sang Pháp 14 năm.

Hồ Chí Minh cũng có nhiều năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tận mục sở thị thực tiễn của các chính quyền hợp hiến ở Pháp, Mỹ. Nhiều trí thức đến nước Pháp du học: Nguyễn An Ninh tốt nghiệp cử nhân luật học Đại học Sorbonne, Paris, 1920; Phan Văn Trường đỗ tiến sĩ luật học tại Pháp; Luật sư Phan Anh cũng đã chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ luật học ở Pháp năm 1938 do Thế chiến thứ nhất bùng nổ nên phải về nước. Một số người khác cũng đến Pháp trong một số hoạt động khác: Nguyễn Văn Vĩnh sang Pháp dự hội nghị đấu xảo Marseille năm 1906; Phạm Quỳnh cũng đã sang Pháp dự triển lãm năm 1922.

Trên những cơ sở đó, chủ nghĩa hợp hiến đã được tiếp thu ở Việt Nam bởi nhiều phong trào, nhiều tổ chức. Có thể phân loại những nhân vật và tổ chức đóng góp vào các cuộc thảo luận về hiến pháp và truyền bá chủ nghĩa hợp hiến vào Việt Nam nửa đầu thế kỷ trước thành 7 nhóm sau: (1) Những nhà nho yêu nước hay là những trí thức truyền thống như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng cùng các tổ chức, phong trào do họ lãnh đạo hoặc ảnh hưởng trực tiếp như Đông Du (1904 - 1909), Duy Tân (1906 - 1908), Đông Kinh Nghĩa Thục (1907); (2) Những trí thức Tây học có khuynh hướng dân tộc như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường và các tờ báo dưới sự ảnh hưởng của họ như La cloche fêlée [1923-1926] và L’Annam [1926-1928], Phan Anh và nhóm Thanh Nghị; (3) Những người thân Pháp như Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí [1913-1919], Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp chí [1917-1933], Bùi Quang Chiêu và Đảng lập hiến ở Nam Kỳ; (4) Những người cộng sản như Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản; (5) Những nhà văn như Nguyễn Tường Tam và nhóm Tự lực Văn Đoàn; (6) Những người có nguồn gốc hoàng triều như Cường Để, Bảo Đại; (7) Những nhà hoạt động tôn giáo như Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo Hòa Hảo[4].

Thông qua sự vận động đa dạng của các cá nhân, các tổ chức nói trên, những nội dung cơ bản của chủ nghĩa hợp hiến được du nhập vào Việt Nam. Những bài viết, các cuộc thảo luận và các cuộc vận động của họ đã khơi dậy nhận thức và mong muốn của người Việt về những giá trị căn bản của một trật tự hợp hiến hiện đại như: hiến pháp thành văn, chủ quyền nhân dân, dân quyền, phân chia quyền lực, và tư pháp độc lập.

Đặc biệt, có thể kể ra đây sự ảnh hưởng của những tư tưởng hiến pháp trong “Tân Việt Nam” (1907) của Phan Bôi Châu; “Dân trị và Quân trị chủ nghĩa” (1925) của Phan Châu Trinh; Diễn văn đọc trước Viện dân biểu Trung Kỳ ngày 1/10/1928 của Huỳnh Thúc Kháng; thơ văn của Đông Kinh Nghĩa thục (tiêu biểu là “Văn minh Tân học sách”); “Bản án Chế độ Thực dân Pháp”(1925-1926), “Việt Nam Yêu Cầu Ca”(1922), và “Tuyên ngôn Độc lập” (1945) của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh; Các bài viết của Phan Anh trên Tạp chí Thanh Nghị từ 1942-1945, tiêu biểu có thể kể đến như “lập hiến”, “vấn đề đại diện chính trị”, “chính thể tổng thống”, “dân quốc và Hiến pháp Trung Hoa”.

Mặc dù chủ trương hiến pháp của các cá nhân, tổ chức và các phong trào nói trên rất khác nhau (Phan Bội Châu lúc đầu ủng hộ quân chủ lập hiến, sau chuyển sang cộng hòa lập hiến; Phan Châu Trinh trước sau vẫn là “thủ xướng cộng hòa”; Hồ Chí Minh chủ trương chế độ dân chủ nhân dân, Phan Anh lại có khuynh hướng về chế độ Tổng thống…), nhưng điểm gặp nhau giữa họ là Việt Nam cần phải thoát khỏi lối cai trị độc đoán kiểu thực dân- nửa phong kiến và xác lập một chính quyền hợp hiến hiện đại.

Về mặt hiệu quả, không phải tất cả các kế hoạch hiến pháp của họ đều được hiện thực hóa, nhưng họ đều thành công ở điểm: đóng góp vào việc đánh thức mấy mươi triệu đồng bào đang trong vòng nô lệ những ý niệm và mong muốn về một chính quyền hợp hiến mà thế giới và các quốc gia “đồng văn đồng chủng” đã phát triển và đang thực hành, và do vậy thúc đẩy những nỗ lực của đồng bào tranh đấu cho một trật tự chính trị-pháp lý như thế.

Hệ quả là, vào thời điểm trước khi Hiến pháp 1946 ra đời, người Việt về cơ bản đã nhận thức và mong muốn sâu sắc về những nguyên tắc căn bản của  một chính quyền hợp hiến hiện đại để thoát khỏi gông cùm của chế độ cai trị độc đoán thuộc địa- nửa phong kiến. Trong tâm thức của người Việt bấy giờ ngự trị một cách phổ biến những ý niệm và mong muốn thực tế về “hiến pháp”, “dân chủ”, “dân quyền”, và “cộng hòa.” Do vậy, sự ra đời của Hiến pháp 1946 có thể coi là một sự định chế hóa những nhận thức và nguyện vọng phổ biến đó của quốc dân.

Tóm lại, có thể rút ra rằng bối cảnh chính trị tự do cho phép những xu hướng chung, nhận thức chung, và nguyện vọng chung của quốc dân về các giá trị của chủ nghĩa hợp hiến hiện đại được phán ánh trong các cuộc thảo luận chính thức về soạn thảo hiến pháp của Ủy ban dự thảo hiến pháp và Quốc hội lập hiến. Điều đáng ghi nhận đối với những nhà thảo hiến 1946 là ở chỗ: họ đã biểu đạt những nhận thức chung và nguyện vọng chung của xã hội được hình thành trong gần 40 năm dưới dạng một văn bản đơn hành với ngôn ngữ pháp lý đặc trưng của luật hiến pháp.

2. Ý nghĩa đối với Sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay

Cuộc cải cách hiến pháp sắp tới là một cuộc đối thoại giữa Nhà nước và Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cuộc đối thoại sẽ đi đến đâu tùy thuộc một phần lớn vào việc mức độ xác lập những nhận thức chung và nguyện vọng chung trong Nhân dân về những giá trị hiến pháp.

Điều này lại tùy thuộc một phần không nhỏ vào vai trò của trí thức trong nước, các định chế giáo dục và học thuật, các phương tiện truyền thông trong việc thức nhận xã hội về những giá trị hiến pháp mà cộng đồng thế giới và khu vực đang chia sẻ, đồng thời xã hội Việt Nam cũng thực sự mong muốn. Trong số những giá trị đó, có một số giá trị cổ điển đã được phản ánh trong hiến Pháp 1946 như chủ quyền lập hiến thuộc về nhân dân hay dân quyền căn bản. Tuy nhiên, có những giá trị được ổn định về sau trong tiến trình phát triển của hiến pháp thế giới mà Hiến pháp 1946 chưa phản ánh, như Tòa án hiến pháp.

Để đóng góp vào quá trình thức nhận xã hội đối với các giá trị hiến pháp hiện đại, trí thức Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các nhà luật học, luật sư, sẽ rất cần sự tiếp tục khí phách tranh đấu cho các giá trị hiến pháp của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Anh, Vũ Đình Hòe... Các định chế giáo dục- học thuật, đặc biệt là các trường luật, sẽ rất cần sự tái sinh của tinh thần Đông kinh Nghĩa thục. Các phương tiện truyền thông cũng sẽ cần tiếp nối những nỗ lực của Tiếng Dân hay Thanh Nghị.

Bùi Ngọc Sơn (Theo Tia Sáng)
---
[1] Christopher Tiedeman, The Unwritten Constitution of the United States: a Philosophical Inquiry into the Fundamentals of American Constitutional Law (New York: William S.Hein& Co., Inc, 1974), p 18.
[2] Như trên, p.20.
[3] Xem, Trần Văn Giàu, Sự Phát Ttriển của Tư tưởng ở Việt Nam, Tập II (Hà nội: NXB Khoa học xã hội, 1973), tr.26.
[4] Sự phân loại là của chúng tôi. Chi tiết hơn về hoạt động của các cá nhân và tổ chức này, xem: Phan Đăng Thanh, Tư tưởng Lập hiến Việt Nam nửa đầu Thế kỷ 20 (Hà Nội: NXB Tư pháp, 2006).












Quyền lợi hôn nhân gia đình của người phụ nữ trong pháp luật triều Nguyễn



                                                                                           Phan Thị Lý[1]
Triều Nguyễn được thiết lập vào đầu thế kỉ XIX, là triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta, Do đó, triều Nguyễn có điều kiện tiếp thu nền lập pháp của các triều đại trước. Pháp luật dưới triều Nguyễn vì thế là nền pháp luật hoàn bị dưới thời phong kiến ở Việt Nam. Tìm hiểu về pháp luật triều Nguyễn không chỉ để hiểu về triều đại này mà còn hiểu biết về pháp luật Việt Nam dưới thời phong kiến.
Mặt khác, thống trị nước ta trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, triều Nguyễn phải đối mặt với nhiều thử thách. Trong nước, ruộng đất công bị thu hẹp nghiêm trọng từ các triều đại trước, hậu quả để lại là tình trạng nông dân phiêu tán, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ. Bên ngoài, các nước phương Tây đang dòm ngó và tìm mọi cách xâm nhập. Triều Nguyễn phải đứng trước những chọn lựa khó khăn nhất là với những người đứng đầu triều đại vốn xuất thân từ nền giáo dục Nho giáo. Đó là việc đóng cửa hay mở cửa, cải cách canh tân hay bảo thủ. Cuối cùng, triều Nguyễn đã không thể tìm ra con đường đi đúng đắn và đất nước bị rơi vào thân phận bị đô hộ. Chính vì thực tế lịch sử đó nên khi đánh giá triều Nguyễn vẫn còn nhiếu ý kiến trái ngược nhau. Trong đó có việc đánh giá về luật pháp triều Nguyễn.
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn. Bên cạnh việc tổ chức bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, triều Nguyễn quan tâm xây dựng luật pháp để bảo vệ quyền thống trị của triều đại, quản lí các mặt của đất nước. Năm 1811, vua Gia Long ra chỉ dụ cho Nguyễn Văn Thành soạn thảo một bộ luật, đến năm 1815 hoàn thành. Bộ luật có tên là Hoàng Việt luật lệ, gồm 398 điều, chia thành 22 quyển gồm 21 quyển chính và một quyển phụ lục. Bố cục các quyển như sau:
-             Quyển 1: Biểu kê các luật lệ.
-             Quyển 2 và 3 (45 điều) : Danh lệ  (Quy tắc định luật lệ)
-             Quyển 4 và 5 (27 điều): Lại luật (Luật hành chính)
-             Quyển 6, 7 và 8 (66 điều): Hộ luật (Luật dân sự)
-             Quyển 9 (26 điều): Lễ luật (lễ tục)
-             Quyển 10 và 11 (58 điều): Binh luật
-             Quyển 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 20 (166 điều): Hình luật
-             Quyển 21 (10 điều): Dinh tạo
Hoàng Việt luật lệ là bộ luật của triều Nguyễn “được áp dụng trên phạm vi toàn quốc cho đến năm 1949 mới bị bãi bỏ hẳn” [5; 11]. Pháp luật của triều Nguyễn chủ yếu được thể hiện qua nội dung và tinh thần của bộ Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới thời vua Gia Long. Ngoài ra, dưới thời các vua tiếp theo còn ban hành những luật lệnh, chỉ dụ khác nhằm bổ sung hay giải thích thêm mà sau này Nội các triều Nguyễn tập hợp trong ĐạiNam hội điển sử lệ.
Khi đánh giá luật pháp triều Nguyễn, một số người cho rằng luật pháp triều Nguyễn nặng về hình luật vì thực tế số lượng các điều luật hình chiếm phần lớn trong bộ Hoàng Việt luật lệ. Tuy nhiên, bộ luật này bao hàm rất nhiều phương diện của dời sống xã hội được soạn ra trên cơ sở “lấy luật lệ của các triều đại nước ta làm căn bản, tham chiếu luật Hồng Đức và luật Thanh triều rút lấy, thêm bớt, cân nhắc, biên tập thành bộ luật tiện dụng”[5; 167]. Mặt khác, có ý kiến cho rằng những quyền lợi của phụ nữ được nhắc đến trong luật Hồng Đức đến triều Nguyễn đều bị xóa bỏ. Đồng thời, nhiều người cũng phê phán các chế định về hôn nhân gia đình trong pháp luật triều Nguyễn. Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi muốn góp thêm một cách nhìn nhận về pháp luật triều Nguyễn thông qua những quyền lợi về hôn nhân gia đình của người phụ nữ được nhắc đến trong các chế định của luật pháp triều Nguyễn.
1. Quyền lợi của người phụ nữ trong những chế định về kết hôn
 Kết hôn theo pháp luật hiện đại là do hai bên nam nữ tự do quyết định về đối tượng và thời điểm kết hôn. Nhưng dưới chế độ phong kiến, kết hôn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Điều này được pháp luật triều Nguyễn quy định khá rõ trong các điều 94, 96, 99, 100, 104, 108 của Luật Gia Long và cả trong Hoàng khai định luật lệ dưới thời vua Minh Mạng.
Về điều kiện để kết hôn, cổ luật Việt Nam đều nhấn mạnh đến sự mạo nhận, khi nhà trai hay nhà gái có sự đánh tráo, tức là khi làm mai mối thì đưa người không tật bệnh ra nhưng lúc cưới lại thay bằng người có dị tật về làm dâu, rể. Về điều này luật Gia Long quy định “Phàm ban đầu trai gái định chuyện lấy nhau phải không bị tàn tật, bệnh hoạn, già trẻ so le…Hai nhà cần nói rõ ra để hai bên thỏa mãn sự mong cầu. Nếu không bằng lòng thì định lại” [1; 39]. Việc võng mạo bị pháp luật trừng trị, và ở trường hợp này luật pháp triều Nguyễn có sự ưu ái với phụ nữ, cụ thể là nhà gái mang tội võng mạo sẽ bị xử phạt nhẹ hơn nhà trai: “Nếu người xin cưới mà nhà gái mạo nhận thì chủ hôn bị phạt 80 trượng. Như nhà gái có đứa tàn tật khi coi mặt thì mạo trá chị em ra, khi cưới lại đưa con gái tật nguyền ra làm thành vợ chồng thì truy thu lễ vật trả lại cho nhà trai. Nhà trai mạo nhận thì tăng thêm một bậc, nghĩa là không phải chính người con trai ấy mà là người con trai có tật nguyền, nhưng khi coi mặt thì mạo trá anh hoặc em ra, như vậy là không đáp ứng nguyện vọng của hôn nhân, không trả lại lễ vật” [1; 39].
Về việc đính hôn, một khi nhà trai hay nhà gái đã có sự giao ước đính hôn thì đó là một sự chắc chắn về cả trên phương diện quan hệ thực tế hai gia đình, hai dòng họ lẫn trước pháp luật. Vì thế luật Gia Long có những quy định về sự không tôn trọng lời hứa giá thú. Ở đây, quyền lợi của người phụ nữ được quan tâm ở chỗ nhà trai hay nhà gái bội ước thì đều bị xử phạt như nhau. Như thế không có việc nhà trai có toàn quyền quyết định khi đã hứa lấy con gái người ta mà nhà gái cũng có quyền bắt tội nếu nhà trai không giữ lời hứa. Điều này trong luật Hồng Đức quy định nhà trai nếu đính ước mà không cưới thì bị phạt 80 trượng và mất đồ sính lễ, còn nhà gái nếu đem gả cho người khác rồi và đã thành hôn thì bị xử tội đồ làm khao đính cho nhà quan. 
Mặt khác, khi đã đính hôn rồi, người phụ nữ và nhà gái vẫn có những quyền riêng, nhà trai không được phép thúc cưới mà phải theo ngày đã định. Điều 94 Luật Gia Long quy định “tuy đã nộp đồ sính lễ rồi nhưng chưa đến ngày nghinh hôn mà nhà trai đến cưỡng bách đón dâu thì chủ hôn nhà trai bị phạt 50 roi” [1; 46]. Điều này nhằm bảo vệ phẩm giá của người phụ nữ cũng như bảo vệ sự chủ động của nhà gái trong việc chuẩn bị lễ cưới, tránh việc biến hôn nhân thành vụ đổi trác, mua bán tức thời như dân gian thường nói “gả con đâu phải bán trâu”.
Đồng thời, sau khi đính hôn, pháp luật triều Nguyễn vẫn quan tâm đến thì của người con gái. Điều đó được thể hiện trong chế định về thời hiệu của sự đính hôn. Lệ 2 điều 108 Luật Gia Long quy định “trong thời hạn 5 năm kể từ sau ngày đính hôn, nếu người con gái không mắc lỗi lầm nào mà nhà trai không tổ chức lễ cưới, thì nhà gái được phép trình quan xin cấp giấy xác nhận và gả con gái cho nhà khác, mà không phải trả lại đồ sính lễ.” [1; 47]. Như vậy, theo quy định thời hiệu đính hôn là năm năm, quá thời hạn tối đa đó, khế ước đính hôn đó coi như là vô giá trị, không thể ràng buộc nhà gái và họ có thể lập giá thú khác. Về phía nhà trai cũng sau thời hạn này mới được quyền nghĩ đến người con gái khác. Điều này trong luật Hồng Đức không thấy có. Với quy định này, người phụ nữ được bảo đảm sau đính hôn nhà trai không thể cầm duyên của họ và cũng không thể tự tiện vứt bỏ giao ước đính hôn để lập giá thú khác.
Sau khi lập giá thú, vợ chồng cùng chung sống, để đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ vì thường thì “thuyền theo lái, gái theo chồng” nên pháp luật phải đặt ra nghĩa vụ đồng cư của người chồng tức là trách nhiệm phải cùng chung sống, không được bỏ mặc vợ. Lệ 2 điều 108 Luật Gia Long quy định nghĩa vụ đồng cư của người chồng: “Nếu người chồng mất tích hoặc bỏ trốn 3 năm không về, người vợ được phép trình quan xin cải giá và không phải hoàn trả lại đồ sính lễ”. Đến thời Thiệu Trị có quy định lại như sau: “Nếu chồng vô cớ 5 tháng không đi về với vợ thì người vợ có quyền đi tố cáo với quan và người chồng sẽ bị mất vợ, nếu họ đã có con cái với nhau thì cho thời hạn đó là một năm” [1; 62]. Pháp luật đã tạo cho người phụ nữ một lối thoát trong trường hợp người chồng và một lí do nào đó mà bỏ rơi họ.
Như vậy, quyền lợi của người phụ nữ trong những chế định về kết hôn được thể hiện ở chỗ: Người phụ nữ còn được ngang hàng với nam giới về mặt thời hạn đính hôn, về hiệu lực của đính hôn thậm chí nếu nhà trai vi phạm còn bị xử phạt nặng hơn; Nghĩa vụ đồng cư không chỉ bắt buộc với người phụ nữ mà còn cả với người đàn ông, buộc họ phải có trách nhiệm quan tâm đến gia đình, một khi họ không để ý đến vợ con, người vợ có thể tái giá mà không bị một sự trừng phạt nào.
2. Quyền lợi của người phụ nữ trong những chế định về li hôn và phân chia tài sản
Li hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa người vợ và người chồng khi họ đang còn sống. Trong pháp luật triều Nguyễn cũng đặt ra quy định về những nguyên cớ người chồng có thể rẫy vợ, đó là khi người vợ phạm vào thất xuất (bảy trường hợp chồng có thể bỏ vợ). Tuy nhiên, nếu người vợ ở vào một trong các tình huống sau thì người chồng không được phép bỏ vợ, đó là người vợ đã để tang cha mẹ chồng được ba năm; khi lấy nhau thì nghèo hèn, về sau cùng làm ăn trở nên giàu có; khi lấy nhau còn có bà con, lúc bỏ nhau người vợ không có bà con để trở về. Như vậy, có thể thấy pháp luật cũng tính đến những trường hợp không may của người phụ nữ khi bị chồng ruồng bỏ. Bên cạnh đó, nếu người chồng có quyền được rẫy vợ khi vợ phạm vào thất xuất, thì pháp luật cũng chỉ ra những trường hợp người vợ có quyền được trình quan cho phép cải giá mà không phải nộp phạt. Theo điều 108 Luật Gia Long, người vợ có thể cải giá nếu người chồng bỏ đi ba năm, hoặc theo đạo dụ thời Minh Mệnh hay Thiệu Trị đó là sau năm tháng hoặc 1 năm nếu người vợ đã có con. Trong Hoàng triều khai định luật lệ chỉ rõ nếu người chống đã bỏ lững vợ và người vợ đi lấy chồng khác mà còn bắt lại vợ thì phải xử tội biếm. Điều 108 luật Gia Long cũng giải thích rõ: “khi người chồng bỏ nhà, người vợ không nơi nương tựa, không biết chồng sống chết thế nào mà cũng không hay kì hạn người chồng trở về. Nếu bắt người vợ phải thủ tiết, chờ đợi mãi thực là không hợp với nhân đạo”[1; 84].
Khi đã li hôn, luật Gia Long cũng quy định rằng nếu người mẹ sau khi li hôn tái giá hay không thì khi người mẹ chết người con (ở với cha) vẫn phải để tang một năm, nghĩa là không phải bắt đoạn tuyệt tình mẫu tử.
Về việc phân chia tài sản của vợ chồng sau khi một trong hai người chết đi, Quốc triều tân luật của vua Minh Mệnh quy định: nếu người vợ chết trước thì tài sản thuộc về người chồng quản lí, ngược lại nếu người chồng chết trước tài sản được giao cho người vợ quản lí, nếu người vợ có con thì khi người vợ chết giao lại tài sản đó cho con, nếu người vợ chưa có con và không cải giá thì tài sản gồm cả tài sản cha mẹ chồng cho người chồng đều thuộc về người vợ hưởng dụng, sau khi người vợ chết tài sản đó được chia đôi, một nửa thuộc về gia tộc người chồng, một nửa thuộc về gia tộc người vợ, cả hai gia tộc đều dành 1/10 tài sản đó để lập tự, còn lại gia tộc chia nhau. Ngoài ra nếu người chồng có nhiều vợ, khi người chồng chết, pháp luật vẫn có sự quan tâm nhất định với từng người vợ. Cụ thể là nếu người vợ trước có con, vợ sau không có con thì gia sản được chia làm ba phần, con người vợ trước được hưởng hai phần, vợ sau được hưởng một phần dùng để dưỡng lão suốt đời, sau khi chết được giao lại cho người con vợ trước. Nếu người vợ trước có hai con trở lên thì người vợ sau không có con được hưởng một phần như những người con khác của người vợ trước. Nếu người vợ trước có con và cùng chồng lập điền sản, người vợ sau không con và không tạo lập điền sản thì khi người chồng chết, tài sản đó được chia thành hai phần một nửa giao cho người vợ trước, phần còn lại sẽ chia cho người vợ sau một phần để dưỡng lão, khi chết phần này giao cho người vợ trước. Trong trường hợp hai vợ chồng có con nhưng một người chết trước và con cũng chết thì điền sản riêng của  người vợ được chia thành ba phần, hai phần cho người chồng, một phần cho người thờ tự, nếu cha mẹ người vợ còn sống thì tài sản đó chia thành hai phần, một cho người chồng và một cho cha mẹ. Nhìn chung trong việc phân định tài sản khi một trong hai người phối ngẫu mất đi đã được pháp luật quy định một cách khá chu đáo. Trong tất cả các trường hợp bao giờ người ta cũng đảm bảo cho người phụ nữ được cấp dưỡng tuổi già và để lại nếu họ có con cái, thậm chí gia tộc bên nhà gái vẫn được hưởng gia sản của người con gái dù đã lập giá thú và nay đã chết đi. Tinh thần của những chế định về phân chia tài sản trên đây cho thấy quyền làm chủ tài sản của người phụ nữ trong gia đình ngang hàng với người đàn ông. Điều đó cũng làm nổi bật vai trò của người phụ nữ trong gia đình không kém phần quan trọng.
Trong việc phân định tài sản giữa những người con sau khi cha mẹ chết, pháp luật triều Nguyễn tỏ ra khá công bằng giữa con trai và con gái. Trong những tài sản của cha mẹ để lại có một phần là thừa kế hương hỏa thường giao cho người con trai trưởng trông nom để lo việc thờ tự cho cha mẹ. Khi không có con trai thì có thể giao cho người thân thuộc có đủ điều kiện. Khi gia đình tuyệt tự không có người kế tự thì người con gái có thể thừa kế.
Đối với phần tài sản thông thường, nếu người chồng chết mà người vợ vẫn thủ tiết thì phần tài sản đó vẫn do người vợ quản lí, chỉ khi nào người mẹ chết thì con cái mới được phân chia tài sản. Việc phân chia tài sản cho con cái được Lệ 1 điều 83 Luật Gia Long quy định như sau: “Ngoại trừ phẩm tước tập ấm thì phải theo nguyên tắc là con trai và phân biệt giữa dòng đích và dòng thứ, trước hết phải chọn con cháu ngành trưởng dòng đích còn đối với việc phân chia gia tài và ruộng đất  của người chết được chia đều cho các con không phân biệt con vợ cả, vợ thứ hay nàng hầu. chỉ căn cứ vào tổng số con cái mà thôi.” [1;130]. Những chế định trên cho thấy trong phân chia tài sản của người chết không có sự phân biệt con trai, con gái, con vợ cả, vợ lẽ, con nàng hầu ngoại trừ thừa kế tập ấm, quan tước. Thậm chí trong trường hợp gia đình tuyệt tự thì con gái cũng có quyền được hưởng phần tài sản để lập tự.
Từ những điều đã trình bày trên cho phép chúng ta nhìn nhận lại pháp luật triều Nguyễn  trong việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. So với bộ luật Hồng Đức, những quyền lợi của người phụ nữ không hề bị xóa bỏ mà còn được minh thị hơn, đầy đủ hơn. Từ đó, chúng ta sẽ có cách nhìn thỏa đáng hơn với pháp luật triều Nguyễn nói riêng và với cả triều đại phong kiến này nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.     Huỳnh Công Bá, Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn, NXB. Thuận Hoa, Huế, 2005.
2.     Nguyễn Việt Hương (cb), Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, NXB. Giáo dục, 1998.
3.        Đinh Xuân Lâm (cb), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục, 2005
4.        Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỉ XIX (1802- 1884), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.
5.     Nguyễn Q. Thắng, Lược khảo Hoàng Việt luật lệ (Tìm hiểu luật Gia Long), NXB. Văn hóa thông tin, 2002


[1] Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam, giảng viên khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Thủ Dầu Một.
CÁC TIN KHÁC:
» Văn Miếu Trấn Biên – Nối mạch nguồn văn hoá (02/08/2011) 
(Phan Đình Dũng (Trường Đại học Văn hóa Tp.HCM))













1/ HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
        a. Sự hình thành 13 vùng dân di cư:
Cuối thế kỷ 15, tức là lúc Columbus phát hiện ra châu Mỹ, trên lãnh thổ Hoa Kỳ ngày nay ít nhất có 300 bộ lạc da đỏ sinh sống. Những bộ lạc lớn nhất là Pueblo (ở New Mexico ngày nay), Apache ( ở Texas), Navaho, Colorado, Utah và Hopi ( ở Arizona), Crow ( ở Montana), Cherokee ( ở Bắc Carolina), Iroquoi ( ở bang New York).
         Khu dân cư đầu tiên trên lãnh thổ do người Tây Ban Nha thành lập năm 1565, người Pháp lựa chọn vùng đông bắc (bang Maine), làng Anh đầu tiên Jamestown xuất hiện ở Virginia năm 1607. Mười hai năm sau, những nô lệ da đen được đưa đến Jammestown để làm việc ở các đồn điền thuốc lá. Sau đó một năm, 100 người Anh theo phong trào Puritan trốn thoát sự truy lùng của giáo hội đã đến châu Mỹ trên tàu “May Flower” và thành lập khu dân cư Plymouth Rock trên lãnh thổ bang Massachussetts ngày nay. Họ ký hiệp định nổi tiếng “May Flower” – tuyên ngôn về tự quản, nhiều điều trong đó được đưa vào các văn kiện, như Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ.
Các cuộc di dân đến nước Mỹ diễn ra mạnh mẽ, các vùng dân di cư nhanh chóng được hình thành giống như các tiểu bang độc lập.
Vậy vào thế kỉ XVII – XVIII bên bờ Đại Tây dương của Bắc Mỹ đã lập dựng 13 vùng di dân.
         b. Cuộc đấu tranh giữa 13 vùng dân di cư và nước Anh
Vào thế kỷ 18, theo nhịp độ phát triển số dân di cư và khai khẩn đất mới. Anh muốn đứng ra kiểm soát 13 vùng di cư Bắc Mỹ. Điều này đã gây xung đột với các vùng di dân của Pháp và người da đỏ, và cuối cùng dẫn đến cuộc chiến tranh bảy năm. Thực ra cuộc chiến tranh kéo dài gần 9 năm và kết thúc vào năm 1763. Anh thắng cuộc, nhưng là chiến thắng hao tài tốn của. Chi phí quá nhiều cho chiến tranh, chính phủ Anh lâm vào cảnh thiếu nợ và muốn chấn chỉnh tình thế bằng cách tăng thuế các thuộc địa. Điều này, nói một cách mềm mỏng, không được sự thông cảm của dân di cư. Tinh thần chống Anh đạt đến đỉnh cao vào năm 1773, khi dân Boston chiếm vài tàu của Anh đang đậu trong cảng, ném hàng hóa, trả xuống biển để tỏ thái độ. Sự kiện này được đưa vào lịch sử và gọi là “Uống trà Boston”, thực tế là tín hiệu cách mạng.
Những người dân di cư phải chịu sự cai quản và bóc lột nặng nề của các ông lớn Anh, họ phải nộp những khoản thuế vô lí. Vậy nên vào tháng 7- 1776, đại diện của 13 vùng dân di cư tập trung tại thành phố Philadenphia đã soạn thảo và công bố “Tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc”.
Bản tuyên ngôn đã gây ấn tượng mạnh đối với châu Âu. Nó là bản tuyên ngôn của khởi nghĩa nhân dân chống lại chính phủ “hợp pháp”.
Bản tuyên ngôn đã tuyên bố việc thủ tiêu sự lệ thuộc chính trị của các vùng di cư vào nhà vua và chính phủ Anh. Cuộc chiến tranh giữa Anh và các vùng di cư của nó ở Mỹ đã trở nên tất yếu.
Những người di cư đã thành lập quân đội, tìm được người chỉ  huy có năng lực (G. Oasinhtơn ), quyên góp tiền của để tiến hành chiến tranh.                    
        Trận thắng quân Anh quyết định vào năm 1781, sau trận chiến ở Yorktown (Virginia) tướng Anh Cornwallis đầu hàng George Washington. Cuộc chiến tranh của Mỹ chống Anh đã chiến thắng.
Theo Hiệp ước hoà bình kí năm 1783 tại Vec – xai nước Anh thừa nhận nền độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kì. Hợp chủng quốc Hoa Kì chính thức được hình thành với lãnh thổ ban đầu là 13 bang. Nuớc Mỹ bắt đầu xây dựng chế độ dân chủ tư sản.
c. Công cuộc mở rộng lãnh thổ:
        Thế kỷ 19 trở thành thời kỳ phát triển mãnh liệt và mở rộng nhanh chóng lãnh thổ, năm 1803 do một khoản nợ nhỏ mà Napoleon nhượng cho Hoa Kỳ toàn bộ lãnh thổ các đại bình nguyên. Năm 1819 Florida được mua lại của Tây Ban Nha, trận đánh Alamo năm 1836 kết thúc bằng thắng lợi của người Mexico, nhưng sau đó Texas trở thành lãnh thổ của Mỹ, trong cuộc chiến tranh với Mexico (năm 1846 – 1848). Mỹ đẩy đường biên giới của mình lùi xa về tây nam. Và cuối cùng, năm 1867 vùng Alaska của Nga được mua bằng 7.2 triệu đô la.
Như vậy từ một vùng đất hoang sơ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã dần được hình thành và phát triển với sự diễn ra mạnh mẽ của các đợt di cư lớn về đất nước này. Công cuộc mở rộng lãnh thổ diễn ra nhanh chóng, công nghệ kỹ thuật phát triển mạnh dần dần đưa Hoa Kỳ trở thành một cuờng quốc trên thế giới.
2/ HIẾN PHÁP MỸ RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?
a. Các tư tưởng ảnh hưởng đến nội dung của Hiến pháp Mỹ:
55 đại biểu của 13 tiểu bang bao gồm nhiều thành phần, hầu hết là những người có ảnh hưởng lớn ở các tiểu bang và có tư tưởng tiến bộ. Chủ trì Hội nghị lập hiến là George Washington – người sau này trở thành Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Benjamin Franklin - nhà khoa học, học giả và nhà ngoại giao cũng có mặt; những nhân vật lỗi lạc khác như James Madison của tiểu bang Virginia, thống đốc Morris của tiểu bang Pennsylvania và Alexander Hamilton của tiểu bang New York. Thomas Jefferson lúc này không có mặt do làm nhiệm vụ tại châu Âu nhưng ông đã đóng góp không nhỏ cho sự ra đời bản Hiến pháp Mỹ thông qua các bức thư gửi về. Có những điểm chung giữa họ đã quyết định lên tư tưởng của bản hiến pháp về sau như sự đề cao tự do cá nhân, đề cao quyền công dân và mong muốn thiết lập một nhà nước liên bang vững mạnh.
Hiến pháp Mỹ được xây dựng sáng tạo và mới mẻ, nhưng nền tảng của nó được rút ra từ hệ thống cai trị của Anh quốc và qua thực tế tồn tại của hệ thống Liên minh giữa các tiểu bang. Các tư tưởng và học thuyết của các học giả lỗi lạc châu Âu như Montesquieu, John Locke có ảnh hưởng nhất định. Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 đã định hướng cho bản Hiến pháp mới xây dựng nên hệ thống chính trị độc lập của nền Cộng hòa Hoa Kỳ.
b. Hội nghị lập hiến – tiền đề cho sự ra đời Hiến pháp Mỹ:
Ngày 4/7/1776 đánh dấu một sự kiện quan trọng, Mười Ba tiểu bang thuộc địa của Anh quốc ở Bắc Mỹ đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập do Thomas Jefferson viết, tuyên bố tách khỏi Anh quốc để trở thành các quốc gia độc lập - tiền thân của Liên bang Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ngày nay. Thời gian từ năm 1776 đến 1787 là khoảng thời gian tồn tại khó khăn của nhà nước mới, các tiểu bang khi đó giống như các quốc gia đơn lẻ và liên kết với nhau bởi một văn kiện được gọi là Bản Điều lệ Liên Minh (Articles of Confederation). Đây là bước khởi đầu nhằm tiến tới thành lập một Chính phủ Trung ương tập trung, nó thể hiện sự thành công tương đối của các tiểu bang sau khi giành được độc lập từ Anh quốc; nhưng điều đó chưa đủ để duy trì sự tồn tại của một Nhà nước Liên bang. Bởi “thiếu hai yếu tố quan trọng đối với sự tồn vong của một chính phủ liên bang: đó là Quyền đánh thuế và Quyền quy định việc giao thương giữa các tiểu bang (thường được gọi là Thương mại Liên Tiểu bang: Intestate commerce)”[1], đã dẫn đến nguy cơ: hoặc các tiểu bang sẽ tách ra thành các nhà nước độc lập, hoặc đứng trước sự xâm chiếm trở lại của Anh quốc mà không đủ sức để chống đỡ.
Trước mối nguy hiện hữu, giới cầm quyền tiểu bang, đặc biệt những người chủ trương thành lập một nhà nước liên bang (thường gọi là nhóm Federalists), ý thức được cần phải nhanh chóng  thiết lập một chính quyền trung ương mạnh để đối phó với hiểm họa có thể xảy ra. Một hội nghị được triệu tập vào tháng 5 năm 1787 tại Philadelphia, gọi là Hội nghị Lập hiến (Constitutional Convention), diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1787 với 55 đại biểu đại diện tham dự dưới sự chủ trì của Geogre Washington. Kết quả, một bản Hiến pháp được ký kết giữa Mười Ba tiểu bang và trình lên Hội nghị. Nội dung của nó là thành lập một chính quyền trung ương mạnh, bên trong vẫn đảm bảo các quyền của tiểu bang, thiết lập nên hệ thống chính trị gồm các thể chế lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập. Đến tháng 7 năm 1788, Hiến pháp Liên bang chính thức có hiệu lực sau khi có 9 trong tổng số 13 tiểu bang chấp thuận[2].
c. Khái quát về quá trình xây dựng bản Hiến pháp Liên bang.
·        25/5 đến 26/7/1787: Thảo luận xem xét về bản dự thảo hiếp pháp
·        6/8/1787: nhóm họp lại sau kỳ nghỉ và nhận được bản dự thảo Hiến pháp đầu tiên do Ủy ban chi tiết đệ trình.
·        21/8/1787: tranh cái về vấn đề thương mại và nô lệ (có một sự thỏa hiệp lớn về nô lệ)
·        8/9/1787: Hội nghị bổ nhiệm Ủy ban Văn phong và Bố cục, gồm 5 người với nhiệm vụ "chỉnh sửa lại văn phong và sắp xếp lại các điều khoản đã được chấp thuận sau các cuộc tranh luận căng thẳng tại Hội nghị"
·        12/9/1787: Hiến pháp được trình lên Hội nghị và các đại biểu lần lượt xem xét từng điểm
·        17/9/1787: các đại biểu gặp nhau lần cuối cùng và 39 đại biểu đã kí vào bản Hiến pháp
·        20/9/1787: bản Hiến pháp cùng bức thư do Chủ tịch Hội nghị George Washington viết đã được gửi lên Quốc hội Hợp bang.
·        9/1/1788 đến 25/6/1788: vận động phê chuẩn hiến pháp
·        26/7/1788: Hội nghị tiểu bang New York đã phê chuẩn Hiến pháp mới
·        4/3/1789: Quốc hội Liên bang họp phiên đầu tiên tại thành phố New York bỏ phiếu hoàn toàn nhất trí bầu George Washington làm Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ
·        30/4/1789: Washington chính thức tuyên thệ nhậm chức
3/ GIÁ TRỊ CỦA HIẾN PHÁP MỸ:
Một bản hiến pháp nào cũng có rất nhiều giá trị trên nhiều phương diện, tuy nhiên sau đây nhóm chúng tôi sẽ chỉ ra được 4 giá trị tiêu biểu nhất của Hiến pháp Mỹ:
ü      Tạo sự thống nhất mà lại tự chủ trong quan hệ giữa chính quyền liên bang và các tiểu bang
ü      Tạo sự độc lập và kiềm chế đối trọng giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp
ü      Bảo vệ quyền con người
ü      Cơ chế bảo hiến ở Mỹ
Cơ cấu lập pháp Hoa Kỳ phức tạp với sự điều chỉnh của nhiều cấp bậc khác nhau, ở mức cao nhất là Hiến pháp Liên bang; sau đó là các đạo luật liên bang và các Hiệp ước mà Hoa Kỳ tham gia ký kết đã được Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ phê chuẩn; các chỉ thị hành pháp và các quy tắc, điều lệ hành chính liên bang do nhánh hành pháp quy định[3].
Cấp tiểu bang gồm có các hiến pháp tiểu bang; luật pháp tiểu bang; các quy tắc và điều lệ hành chính tiểu bang; các nghị định, quy tắc và điều lệ của các thị xã và thành phố tự trị.
Đó là hệ thống đẳng cấp của cơ cấu nguồn gốc lập pháp ở Hoa Kỳ, mặc dầu phức tạp như vậy nhưng cơ bản có sự thống nhất và chặt chẽ, được quy định rõ ràng bởi Nghị viện liên bang và các cơ quan lập pháp tiểu bang, cũng như các cơ quan hành chính liên bang, tiểu bang, và địa phương.
Nhằm thiết lập trật tự và ngăn chặn nguy cơ các tiểu bang liên kết với nhau nhằm chống lại Liên bang, hoặc tự ý liên minh với nước ngoài, đặt quan hệ ngoại giao, Điều I của Hiến pháp Liên bang quy định rằng:  “không một tiểu bang nào được phép tham gia vào bất cứ một hiệp ước, khối đồng minh hoặc liên hiệp nào,... Nếu không được sự đồng ý của Nghị viện, không một tiểu bang nào được đặt ra thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ trường hợp hết sức cần thiết cho việc thực hiện các điều luật về thanh tra...”.
Điều này cho thấy rằng, trong tất cả những vấn đề quốc gia bang giao với nước ngoài, các tiểu bang sẽ hoàn toàn bị cấm không được xen vào, và trong các trường hợp không được Nghị viện Liên bang cho phép thì các tiểu bang không được liên minh với nhau.  Tuy thế, trong phạm vi nội địa tiểu bang, thì tất cả các tiểu bang đều có quyền độc lập và tự trị. 
Đây chính là mối quan hệ chặt chẽ nhằm vừa củng cố sức mạnh tập trung của thể chế liên bang, vừa đảm bảo các quyền cho tiểu bang.
           b. Tạo sự độc lập và kiềm chế đối trọng giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp:
Hiến pháp Liên bang Mỹ không hề có điều khoản rõ ràng nào quy định về các thiết chế lập pháp, hành pháp và tư pháp của Mỹ hoàn toàn độc lập với nhau tuyệt đối, mà cũng không giải thích độc lập có nghĩa là như thế nào. Tuy nhiên, Hiếp pháp Liên bang Hoa Kỳ vẫn tiêu biểu rõ ràng cho cơ chế “phân quyền” giữa ba ngành của Chính phủ trung ương (lập pháp, hành pháp và tư pháp), bằng cách đưa ra những quy định rõ nét về địa vị và thẩm quyền của ba ngành này.
(1)   Ngành lập pháp
Nghị viện Hoa Kỳ gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện.
Công dân Hoa kỳ muốn trở thành thành viên của Thượng viện phải ít nhất 30 tuổi, trở thành thành viên của Hạ viện phải ít nhất 25 tuổi và kèm theo một số điều kiện được quy định tại Điều I Hiến pháp Liên bang.
Hai viện này hoạt động liên thông với nhau, không thể coi viện nào quan trọng hơn viện nào[4];
Trong thời gian khóa họp của Nghị viện, nếu không được sự đồng ý của viện kia, thì không một viện nào có thể nghỉ họp quá ba ngày hoặc chuyển sang địa điểm khác với địa điểm mà hai viện đã quyết định. Người phát ngôn của Hạ viện là viên chức hàng đầu của Hạ viện, tổng số thành viên của Hạ viện tại cuộc bầu cử năm 2008 là 435, được bầu dựa trên số hạt bầu cử. Thượng viện có 100 thành viên được bầu từ 50 bang của Hoa Kỳ (cứ mỗi bang được bầu ra 2 đại biểu), Chủ tịch Thượng viện sẽ là Phó Tổng thống Hoa Kỳ[5].
Tất cả các dự luật nhằm tăng nguồn thu Nhà nước phải do Hạ viện đề xuất, Thượng viện có quyền đề xuất bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi; các dự luật, nghị quyết, lệnh hoặc biểu quyết cần sự nhất trí đồng thời của cả Thượng viện và Hạ viện đều phải được đệ trình lên Tổng thống Hoa Kỳ, trước khi có hiệu lực chúng phải được Tổng thống Hoa Kỳ phê chuẩn.
Các thẩm quyền quan trọng cho Nghị viện Liên bang như: quyền đặt ra và thu các khoản thuế; quyết định các vấn đề phúc lợi xã hội; quy định về thương mại với nước ngoài, giữa các tiểu bang với nhau và với người Da đỏ; quyết định những vấn đề về tiền tệ; lập ra các tòa án dưới quyền của Tòa án Liên bang Tối cao; tuyên chiến và xây dựng quân đội, duy trì hải quân, lục quân; xây dựng mọi điều luật cần thiết cho Liên bang và thực thi chúng... Điều khoản về “ngôn luận và tranh luận” cho phép các thành viên của Quốc hội Liên bang tham gia vào nhiệm vụ lập pháp của họ và sẽ không bị thẩm vấn tại bất kỳ thời điểm nào. Quy định này tạo ra sự an toàn miễn nhiễm cho các nghị sĩ và Nghị viện Liên bang khỏi bị xâm phạm vì kiện tụng dân sự và hình sự trong những tình huống cần thiết.
(2)   Ngành hành pháp
Đứng đầu ngành hành pháp Hoa Kỳ là Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống phải là công dân sinh ra ở Hoa Kỳ hoặc là công dân Hoa Kỳ trước pháp luật ngay lúc mới sinh, hoặc là công dân Hoa Kỳ trong thời gian làm ra bản hiến pháp, phải từ 35 tuổi trở lên và đã có 14 năm cư trú ở Hoa Kỳ (Điều II Hiến pháp Liên bang).
Nhiệm kỳ của Tổng thống là 4 năm; chức danh Tổng thống được bầu theo hệ thống cử tri đoàn, tức một nhóm dân cư đến từ các bang, được thay mặt tiểu bang tham gia bỏ phiếu chính thức cho Tổng thống và Phó Tổng thống.  Tổng thống Mỹ có vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ, thậm chí tầm ảnh hưởng cả trên bình diện thế giới (bởi Hoa Kỳ hiện nay là cường quốc hàng đầu thế giới). Tổng thống không chỉ nắm giữ quyền lực mà có phải có bổn phận trong chức năng thi hành công vụ cho ngành hành pháp (Điều II, khoản 3)[6].
Theo Hiến pháp Liên bang, Tổng thống có các thẩm quyền sau: là Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân Hoa Kỳ và của lực lượng dân quân các bang khi Hợp chúng quốc triệu tập. Tổng thống có quyền hủy bỏ bản án hoặc ân xá đối với những hành vi chống lại Hoa Kỳ, trừ các trường hợp bị đàn hạch. Tổng thống có quyền ký các điều ước quốc tế với sự đồng ý của Thượng viện, và có quyền bổ nhiệm chánh án của Tòa án Tối cao Liên bang và những quan chức khác của Hoa kỳ theo luật định... Tổng thống sẽ thông báo cho Nghị viện về tình hình của Liên bang và đề nghị Nghị viện xem xét những biện pháp mà Tổng thống thấy cần thiết và thích hợp. Tổng thống đôn đốc việc thi hành pháp luật một cách đúng đắn và thông qua tất cả các quan chức của Hoa Kỳ để điều hành đất nước.
 Ngoài những quyền hạn được quy định trong Hiến pháp, Tổng thống còn có các quyền hạn mang tính chất quốc tế, và được xem như nguyên thủ quốc gia, mặc dù điều này không nói rõ ràng trong Hiến pháp. Thí dụ, Tổng thống có thể ký một nghị quyết hành pháp (executive order) có thể gây ảnh hưởng đến một hiệp ước nào đó đã có sẵn, ngay cả việc xóa đi tính áp dụng của hiệp ước đó, mà không cần sự phê chuẩn của Nghị viện. Hơn nữa, dù Hiến pháp trao cho Nghị viện quyền  “tuyên chiến”, nhưng trên thực tế Tổng thống lại là người trực tiếp ra lệnh, tức đi vào chiến tranh để phòng thủ đất nước.  Đây chính là một vấn đề đã gây tranh cãi nhiều trong quần chúng Mỹ, nhất là trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Tổng thống không được bầu giữ chức quá hai nhiệm kỳ, kể từ năm 1951 theo quy định của Tu chính án số 22. Tổng thống vẫn có thể bị kiện vì những hành vi xảy ra trước khi nhậm chức, và nếu những hành vi ấy là hành vi cá nhân, không liên quan đến bất kỳ nhiệm vụ nào của Tổng thống. Tổng thống có thể bị cách chức theo thủ tục luận tội, hoặc bị kết án với các tội danh phản bội tổ quốc, nhận hối lộ hoặc các tội nghiêm trọng khác.
(3)   Ngành Tư pháp
Quyền lực tư pháp của lien bang Hoa Kỳ được giao cho Tòa án Tối cao Liên bang và những tòa án cấp dưới mà Nghị viện có thể thiết lập trong một số trường hợp cần thiết (Điều III Hiến pháp). Trong năm 1789, Nghị viện đã ban hành Đạo luật tư pháp và thiết lập nên ngành Tư pháp liên bang. Tòa án Tối cao Liên bang có thẩm quyền giải thích Hiến pháp và quyền xem xét hành vi của Chính phủ có đi ngược lại với quy định của Hiến pháp không. Trong hệ thống Liên bang, các Chánh án của Tòa án Tối cao và các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời trừ phi phạm tội, và trong thời gian nêu trên sẽ được nhận một khoản tiền lương mà khoản tiền này sẽ không bị sụt giảm trong suốt thời gian tại chức.
(4)   “Kiểm soát và cân đối quyền lực”
Là cách mà Hiến pháp phân chia quyền lực cho ba nhánh, giúp cho ba nhánh phối hợp làm việc với nhau, cũng đảm bảo cả ba nhánh sẽ chịu sự chi phối và kiểm soát lẫn nhau. Thí dụ về tính chất “kiểm soát và cân đối quyền lực” như : trong vấn đề làm luật, một dự luật của Hoa Kỳ để trở thành luật khi được Nghị viện thông qua với 50% số đại biểu tán thành. Sau đó, dự luật phải có được sự phê chuẩn của Tổng thống; hơn nữa Tổng thống có thể “phủ quyết” (veto) lại dự luật đó bằng cách không ký tên. Trong trường hợp này, Nghị viện phải xem xét lại và dự luật chỉ có thể trở thành luật khi có hai phần ba tổng số đại biểu của Nghị viện thông qua. Sự biểu quyết trên nhằm giúp Nghị viện xem xét một cách kỹ lưỡng nhất các dự luật được ban hành.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ là những người xem xét tính hợp hiến của các đạo luật liên bang và đạo luật tiểu bang. Việc đảm bảo sự cân bằng quyền lực giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp là một trong những bí quyết giúp cho Hiến pháp Hoa Kỳ có một sức sống bền bỉ.
(1)   Lịch sử
Ban đầu, bản Hiến pháp Liên bang 1787 chỉ gồm 7 Điều, mà không có quy định nào để đảm bảo các quyền của người dân. Do đó, khi Hiến pháp được đưa ra để Hội nghị lập hiến liên bang phê chuẩn thì nó nhận được sự phê bình của nhiều người.
“Phe những người chống liên bang yêu cầu một bản hiến pháp nêu bật được quyền của dân chúng và những giới hạn quyền lực của chính quyền Richard Henry Lee cho rằng : “những quyền thiết yếu của con người mà không có tự do thì không thể tồn tại”[7]. Quan điểm này cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều trí thức đương thời cũng như dân chúng.
Ngược lại, WilsonMadison lại cho rằng Tuyên ngôn nhân quyền là không thật cần thiết; các ông giải thích rằng những quyền lực không được quy định trong hiến pháp, tức là chúng vẫn nằm trong dân chúng. Còn Thomas Jefferson nói: “Tuyên ngôn nhân quyền là điều mà dân chúng thường dùng để chống lại tất cả các chính quyền trên trái đất”.
Sự thay đổi bắt đầu từ năm 1788, ngày 17 tháng 10 năm đó, Madison cho rằng “những châm ngôn cơ bản về chính quyền tự do là một nền tảng tốt để khơi dậy ý thức của cộng đồng” chống lại sự đàn áp tiềm tàng và sẽ “cân bằng được những nhu cầu lợi ích và tình cảm của dân chúng”[8]. Sự ủng hộ của Madison, với tư cách là người chắp bút bản Hiến pháp, đối với việc đưa Tuyên ngôn nhân quyền trở thành một bộ phận của Hiến pháp đã quyết định đến tiến trình thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền về sau. Trong quá trình làm việc tại Nghị viện, ông đã khẩn trương soạn thảo các tu chính án.
Đến ngày 2 tháng 10 năm 1789, sau khi được Nghị viện thông qua, Tổng thống George Washington gửi các tiểu bang nội dung của 12 tu chính án để các tiểu bang thông qua. Ngày 15 tháng 12 năm 1791, đã có ba phần tư các bang thông qua 10 trong tổng số 12 tu chính án; đó chính là 10 tu chính án về quyền con người mà chúng ta thường gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền.
(2)   Nội dung
Các quyền cơ bản trong Tuyên ngôn Nhân quyền chính là những quyền mà sau này hầu hết đều được quy định phổ biến trong hiến pháp của các quốc gia khác như: quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tự do ngôn luận, báo chí; quyền được hội họp hòa bình và kiến nghị Chính phủ sửa đổi những điều gây bất bình (Tu chính án số 1); quyền được bảo vệ về thân thể, giấy tờ, tài sản; quyền không bị khám xét, bắt giam nếu không có lý do chính đáng và thủ tục phải theo luật định (Tu chính án số 4).
Tu chính án số 2 cho phép dân chúng được sử dụng vũ khí vì mục đích giữ gìn nền an ninh quốc gia. Quân nhân trong thời bình thì không được phép tự ý xâm phạm nơi ở của người dân (Tu chính án số 3).
Các quyền liên quan đến việc đảm bảo cho cá nhân trong quá trình bị truy tố như : quyền không buộc phải trả lời khi bị truy tố; quyền được đảm bảo không bị xét xử hai lần về cùng một tội; quyền không buộc phải làm chứng chống lại bản thân mình, quyền được bồi thường tài sản (Tu chính án số 5). Quyền được xét xử một cách công bằng, nhanh chóng và công khai trong mọi vụ truy tố hình sự (Tu chính án số 6).
Việc liệt kê các quyền trong Hiến pháp không đồng nghĩa với việc phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của người dân. Những quyền không được Hiến pháp trao cho Liên bang và không ngăn cấm các tiểu bang thực hiện, thì vẫn thuộc về các tiểu bang,  hoặc thuộc về nhân dân (Tu chính án số 9 và số 10).
(3)   Quy trình xét xử và bảo vệ bình đẳng quyền con người
Các tu chính án cũng đã tạo ra quyền của người dân được trải qua một quy trình xét xử theo pháp luật nhằm bảo vệ các quyền cá nhân khi người dân bị Chính phủ đối xử không công bằng hay không hợp lý.
Tòa án Liên bang phải xem xét hành vi của Chính phủ khi bị tố cáo đã xâm phạm nhân quyền: hành vi của Chính phủ phải đáp ứng một trong ba tiêu chí. Tùy từng trường hợp, Tòa án sẽ quyết định tiêu chí nào phù hợp để thiết lập các tiêu chuẩn thế nào là hợp hiến. Sau đây là những mức đã được Tòa án Tối cao Liên bang phân chia:
1.      Mức tối thiểu (Rational Test) : Nếu một đạo luật bị tố cáo là vi hiến, thì Tòa án Liên bang phải nhìn xem đạo luật đưa ra bởi cơ quan lập pháp có được dựa trên cơ sở khách quan để nhận định một cách hợp lý hay không. Thí dụ: việc sử dụng quyền hạn mang tính bạo lực của Chính phủ có vi hiến không, nếu Chính phủ xâm phạm đến các quyền cá nhân trong các địa hạt như để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng và dân chúng. Đây là những vụ việc sẽ nhận được sự bảo vệ thấp nhất từ Tòa án.
2.      Mức trung bình (Intermediate) : Ở cấp độ này thì mục đích của Chính phủ, thực thi bởi hành vi hay đạo luật hoặc quy định nhà nước phải được Tư pháp coi là “quan trọng” và “cấp bách”.
3.      Mức tối đa (Strict Scrutiny) : Đây là tiêu chí cao nhất để tòa án bảo vệ những quyền cơ bản nhất được quy định trong Hiến pháp; sự bảo vệ và giám sát của tòa án phải thật chặt chẽ. Thí dụ: quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do tôn giáo, quyền lập hội,... Tòa án Tối cao Liên bang sẽ phải xem xét và giám sát nghiêm ngặt trước khi đưa ra quyết định cho Chính phủ tước đi “các quyền cơ bản” được bảo vệ bởi Tuyên ngôn Nhân quyền.
           d. Cơ quan bảo hiến Mỹ:
Muốn sửa đổi Hiến pháp, cần phải có sự phê chuẩn và thông qua bởi dân chúng các tiểu bang, một hình thức khảo sát và trưng cầu dân ý ở mức tiểu bang. Tuy nhiên, uớc muốn của con người cũng biến đổi theo thời gian. Vấn đề không phải ở chỗ liệu một bản hiến pháp luôn phải tuyệt đối chính xác hay cơ bản sai, liệu nó có thể kéo dài vĩnh viễn hay linh động hơn. Mà vấn đề ở chỗ con người trong quốc gia đó có tin tưởng ở bản Hiến pháp hay không.
Luật pháp có đáng tin cậy hay không là ở chỗ pháp luật phải được thi hành dưới sự giám sát của một cơ quan bảo hiến độc lập không trực thuộc quyền hành pháp. Ở Hoa Kỳ, cơ quan bảo vệ Hiến pháp do chính Hiến pháp tạo ra, đứng vững theo thời gian, nhận được sự tín nhiệm của nhân dân. Sự tín nhiệm này đến từ cách nhìn và cảm nhận của con người, chung thủy với triết thuyết phân quyền mà Hiến pháp xây dựng nên. Theo Bà, đây là điểm làm cho Hiến pháp Mỹ đã trường tồn và đứng vững trên 200 năm qua.
Qua đó chúng ta thấy được sự những giá trị đã làm nên sự trường tồn đó, trong đó đặc biệt là một thiết chế - cơ quan bảo vệ hiến pháp. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu đặc điểm cơ quan bảo hiến Mỹ.
       Cơ quan bảo hiến Mỹ: có những đặc điểm sau:
       1. Tất cả các tòa án đều có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật
       2. Quyền bảo hiến gắn với việc giải quyết một vụ việc cụ thể
       3. Quyền bảo hiến chỉ được xem xét khi có sự liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của đương sự đề nghị xem xét tính hợp hiến của đạo luật đó.
       4. Tòa án chỉ tuyên bố một đạo luật là vi hiến khi sự bất hợp hiến của đạo luật đó được chứng minh rõ ràng và không thể phủ nhận được.
       5. Tòa án không xem xét vấn đề hợp hiến của một đạo luật khi đạo luật đó liên quan đến một số vấn đề chính trị như tổ chức công quyền và vấn đề ngoại giao…Tuy nhiên, tòa án tối cao của liên bang lại có quyền xem xét một vấn đề nào đó có phải là vấn đề chính trị hay không, một hành vi chính trị nào đó có lạm quyền hay không.
        6. Khi một đạo luật bị tuyên bố là vi hiến thì đạo luật đó không còn giá trị áp dụng.
Kết luận: Tìm hiểu về Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ 1787 là để học tập sự tiến bộ của nước bạn góp phần vào những lần cải cách Hiến pháp ở nước ta được hiệu quả và ưu việt hơn đặc biệt trong lần Việt Nam đang chuẩn bị cho lần sửa Hiến pháp tiếp theo, dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2013.







[1] . Phạm Minh, Những điều cần biết về luật pháp Hoa Kỳ, Nxb. Lao Động, năm 2003, Tr.58.
[2] . Phạm Minh, Những điều cần biết về luật pháp Hoa Kỳ, Nxb. Lao Động, năm 2003, Tr.58.
[3]. Đây là các quy định thuộc về luật hành chính, không phải do nhà làm luật được nhân dân bầu ra nên có giá trị pháp lý thấp hơn. “Giá trị” ở đây là về thứ bậc và hiệu lực của luật pháp (trong tiếng Anh gọi là “precedential value”), chứ không phải là giá trị phê phán của người phê bình luật.

[4] . Trên thực tế thì quần chúng Mỹ và báo chí thường cho rằng Thượng viện có nhiều “trí thức” hơn, còn Hạ viện thì gắn bó với nhân dân nhiều hơn. 
[5] . Wikipedia.
[6] . Dr. Wendy N. Duong, Tổng quan về Hiến pháp Hoa Kỳ, Hiến pháp: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. ĐHQG Hà Nội, năm 2011.


[7] . Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào, Nxb. Tri Thức, năm 2006, Tr. 53.
[8] . Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào, Nxb. Tri Thức, năm 2006, Tr. 53.