Wednesday, May 30, 2012

Loạt bài ôn tập môn Lịch sử học thuyết chính trị pháp lý


Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm khế ước xã hội của J.J.Rousseau


Phạm Thế Lực
Tạp chí Khoa học xã hội
 


Rousseau là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của Pháp thế kỷ XVIII. Người đã đặt nền móng tư tưởng quan trọng cho cuộc Đại cách mạng Pháp 1789 là quá trình đấu tranh cho tự do, dân chủ trên thế giới.

Trong các tác phẩm của Rousseau. Khế ước và xã hội có ý nghĩa hơn cả, nó gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của ông. Tác phẩm này cùng với tác phẩm của các nhà tư tưởng cùng thời như J.Lockc, S.Montesquieu đã tạo ra sức mạnh tinh thần cho các cuộc cách mạng tư sản diễn ra mạnh mẽ ớ thế kỷ XVIII. Cho đến ngày nay, nhiều nội dung trong tác phẩm ấy vẫn được kế thừa đã được nêu trong các văn kiện chính trị quan trọng như một tinh thần cách mạng đối với nhân loại. Trong Khế ước và xã hội, chủ quyền nhân dân là tư tưởng xuyên suốt tác phẩm.

1) Khế ước xã hội là cơ sở, nguồn gốc của xã hội dân sự và chủ quyền nhân dân

Cũng như những nhà tư tưởng của trường phái pháp quyền tự nhiên, Rousseau giải thích sự hình thành xã hội và nhà nước trên quan điểm của thuyết quyền tự nhiên và thỏa thuận xã hội.

Rousseau đặt vấn đề cần phải có một khế ước hay một công ước xã hội khi con người đã thoát ra khỏi trạng thái tự nhiên như các động vật khác để trớ thành con người dân sự trong xã hội. Nhưng đế tìm ra những yếu tố hợp lý làm nền tảng cho một liên hợp chính trị chính đáng, theo Rousseau, người ta phải tìm hiểu về tở chức đầu tiên của loài người - tổ chức đời sống trong trạng thái tự nhiên trước khi bước vào tổ chức của con người, để có thể biết được lý do tại sao con người liên kết với nhau. Rousseau giả định rằng con người trong trạng thái tự nhiên là tự do bình đẳng nhưng do phải đối mặt với tự nhiên, con người gặp phải nhiều thử thách quá lớn không thể tự vượt qua. Có thể một lúc nào đó sức mạnh bên ngoài lấn át cá nhân và sự tự do tự nhiên cũng có thế bị lạm dụng và đưa đến tình trạng mất an ninh. Vậy phương pháp duy nhất đế con người tự bảo vệ là họ phải kết hợp lại với nhau thành một lực lượng được điều khiển bằng một động cơ chung. khiến cho mọi người đều hành động một cách hài hòa. Kết quả của hình thức tổ chức này là không ai bị mất cái gì cả, ngược lại, mọi người đều được bảo đảm an ninh bởi sức mạnh của cộng đồng. Đó là vấn đề cơ bản mà Khế ước và xã hội đề ra cách giải quyết.

Như vậy, xã hội dân sự được hình thành trên cơ sở những liên kết chính trị của các cá nhân bình đẳng. Rousseau cho rằng quyền dân sự của con người chỉ xuất hiện khi hình thành xã hội cho nên con người phải trao quyền hành lại cho cộng đồng khi liên kết với nhau. Toàn thể thành viên trong cộng đồng xã hội sẽ trở thành một tập thể chính trị với quyền hành tối thượng. Quyền hành tối thượng này thuộc về cộng đồng thay vì một cá nhân hay một nhóm lãnh đạo. Cộng đồng khó có thẻ xây dựng quyền lực tối thượng nếu các thành viên trong cộng đồng đều đòi giữ lại quyền hành của cá nhân mình. Nếu mọi người đều tự ý làm theo ý muốn của cá nhân thì xã hội sẽ trở nên hồn loạn và loài người sẽ quay trở lại trạng thái tự nhiên. Do vậy, khi tham gia vào khế ước xã hội, con người phải từ bỏ quyền tự do sống theo cảm xúc cá nhân mang tính cách phản xã hội. Quyền tự do sống theo ý muốn riêng và quyền làm chủ tất cả những gì mà sức mạnh cá nhân cho phép không phải là quyền tự do chân chính. Vậy thì bước vào xã hội dân sự, con người mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyền hạn chế được làm những điều muốn làm mà không làm được. Nhưng mặt khác con người thu được quyền tự do dân sự và quyền sở hữu cái mà anh ta có. Tài sản thuộc sở hữu cá nhân được toàn thể cộng đồng công nhận và toàn thể thành viên trong cộng đồng đều được bình đẳng dưới pháp luật.

Sự ra đời xã hội dân sự đã làm cho con người trưởng thành hơn rất nhiều. Hàng loạt các mối quan hệ phức tạp cùng với quy mô ngày càng mở rộng của xã hội dân sự đã đặt ra những yêu cầu khách quan trong việc tổ chức quản lý đời sống xã hội. Chính yêu cầu khách quan đó đã đòi hỏi phải có một tổ chức bộ máy hợp lý để đảm bảo xã hội trong vòng trật tự. Khi đó, những thoả thuận của con người cũng là cơ sở cho mọi chính quyền hợp pháp. Thông qua công ước, mỗi người ủy một phần quyền của mình cho lãnh đạo tối cao mang ý chí chung và do đó trở thành thành viên của nó. Toàn bộ quyền lực được chuyển giao cho bộ phận cầm quyền được thiết lập từ các thành viên tham gia khế ước. Do đó chủ quyền thuộc về nhân dân.

Chủ quyền nhân dân có hai đặc điểm là không thể ủy thác và không thể phân chia. Chủ quyền nhân dân, theo Rousseau là một thực thể thống nhất, nó không thể được đại diện bởi cá nhân nào mà là quyền lực được tận hành bới ý chí chung. Chủ quyền không thể chuyển giao cho cá nhân, nó luôn thuộc về nhân dân và không thể bị hạn chế bởi bất kỳ đạo luật nào. Tính tối cao của nhân dân thể hiện ở chỗ họ không bị ràng buộc bởi những luật lệ trước đó và vào mọi thời điểm họ có thể thay đối cả những thỏa thuận ban đầu của khế ước. Sự tự do và bình đẳng của những người tham gia khế ước là cái bảo đảm sự liên kết nhân dân vào một thực thể với những quyền lợi không thể đi ngược với những quyền lợi của từng cá nhân.

Có thể nói, tư tưởng dân chủ đã xuyên suốt toàn bộ học thuyết của Rousseau về chủ quyền nhân dân. Rousseau đề ra tư tưởng quyền lực trực tiếp của nhân dân, tính tối cao của quyền lực nhân dân, từ đó ông đưa ra kết luận đề sự không thể chấp nhận việc đại diện nhân dân cản trở nhân dân thực hiện các quyền của mình.

2) Ý chí chung của nhân dân được công bố lên chính là luật pháp

Trong xã hội dân sự, luật pháp không những có vai trò quan trọng đối với việc xác lập quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người, mà còn là cơ sở để đo lường sự phải trái trong quan hệ giữa các thành viên xã hội và giữ cho xã hội trong vòng trật tự. Theo Rousseau, luật là những điều khoản của ý chí chung và bao giờ cũng mang tính tổng quát cho mọi người. Ý chí chung phản ánh lợi ích chung của cộng đồng và chính lợi ích chung của cộng đồng phải trở thành nền tảng của luật pháp. Thế nhưng ý chí chung muốn thật sự là ý chí chung thì phải là ý chí chung từ trong đối tượng và trong bản chất của nó, phải từ tất cả và ứng dụng cho tất cả. Ý chí chung sẽ mất đi sự đúng đắn tự nhiên khi nó thiên về một đối tượng riêng lẻ nhất định".

Như vậy, ý chí chung chỉ tính đến lợi ích chung của cộng đồng và xã hội sẽ phát hiện ra lợi ích chung của cộng đồng để xác định ý chí chung. Để xác định ý chí chung, người ta phải loại bỏ tất cả những ý kiến khác biệt của các thành viên trong xã hội để có thể tổng hợp được ý muốn chung. Rousseau phân biệt ý chí chung và ý chí của tất cả. ý chí của tất cả chỉ là sự tập hợp thuần túy những quyền lợi riêng rẽ, trong khi đó ý của chung được hình thành bằng cách loại bỏ trong tập hợp đó những quyền lợi triệt tiêu nhau. Đằng sau những suy luận toán học này là một vấn đề chính trị quan trọng: vấn đề hòa hợp những quyền lợi mâu thuẫn với nhau giữa các cá nhân, các đẳng cấp và toàn xã hội. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể thành công khi mà mọi người đều đưa ra ý kiến riêng với tư cách công dân của quốc gia thay vì trên tư cách thành viên của một thế lực riêng nào đó.

Khi ý chí chung của toàn thể dân chúng được công bố, nó sẽ trở thành hành động của chủ quyền tối cao, đó tức là luật. Như vậy "luật chỉ là sự công bố của ý chí toàn dân, cho nên trong quyền lực lập pháp không ai có thể đứng ra thay mặt nhân dân để làm ra luật". Luật này phải có sự tham gia soạn thảo của tất cả dân chúng và chỉ có hiệu lực khi được đa số dân chúng thông qua, tuy nhiên Rousseau cũng đề cập đến việc bảo lưu ý kiến của thiểu số. Ông cũng cho rằng đa số chưa chắc đã đúng và thiểu số không hẳn là sai. Để cho đa số không bị nhầm lẫn, theo ông, phải công khai cung cấp đầy đủ thông tin cho dân chúng để họ tự bàn bạc và quyết định. Ông cũng lên tiếng cảnh báo thủ đoạn lợi dụng số đông, núp bóng tập thể để mưu lợi cho cá nhân. ông cho rằng mỗi người phải bỏ qua quyền lợi bè phái và hành động như một công dân của quốc gia khi đóng góp ý kiến, và xã hội phải loại bỏ những nhóm hay tổ chức với các mục tiêu phục vụ quyền lợi riêng biệt.

3) Về quyền lực tối cao và tổ chức bộ máy Nhà nước

Theo lập luận của Rousseau, quyền lực tối thượng, chủ quyền nhân dân, quyền lập pháp là những cách gọi khác nhau của quyền lực tối cao.

Quyền lực tối cao là quyền lực được điều hành bằng ý chí chung của tất cả dân chúng. Quyền lực này được thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại tạo ra nó, cho nên nó không có và không thể có lợi ích nào trái ngược với các thành viên... Quyền lực tối cao chỉ nhờ có tổ chức như trên mới tồn tại được, nên luôn luôn tự nó phải là tất cả những gì tạo ra nó". Do vậy, cơ thể chính trị có quyền lực tối cao phải là một "con người tập thể" và "con người tập thể" này có quyền tuyệt đối đối với các thành viên của nó. Tuy nhiên, quyền lực tối cao không thể vượt qua giới hạn của công ước tổng quát, tức là không thể vi phạm những thoả thuận mà con người đã xác lập.

Quyền lực tối cao là thống nhất không thể phân chia. Thống nhất vì nó là ý chí chung của nhân dân, đại diện và bảo vệ lợi ích chung của nhân dân. Khẳng định tính bất phân của chủ quyền nhân dân, Rousseau loại trừ sự phân chia quyền lực như sự bảo đảm cho tự do chính trị. Ông phê phán các nhà chính trị trước đó và đương thời đã phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như những bộ phận tách rời. Theo ông, có sự sai lầm này là vì họ không xuất phát từ những khái niệm đúng đắn về quyền uy tối cao mà chỉ nắm lấy những biểu hiện bề ngoài, coi đó là các bộ phận của quyền uy tối cao. Thực chất, những bộ phận quyền hành được chia tách ra như vậy đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao, đều giả định phải có ý chí tối cao, môi bộ phận đều chỉ nhằm thực hiện ý chí tối cao đó. Để tránh tình trạng chuyên quyền và vô pháp luật, Rousseau cho rằng chỉ cần: 1) Giới hạn thẩm quyền của các cơ quan lập pháp và hành pháp, 2) Sự phục tùng của chính quyền hành pháp đối với chủ quyền nhân dân. Như vậy, Rousseau đã đặt tư tưởng giới hạn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước đối lập với nguyên tắc phân chia quyền lực (Văn phòng Quốc hội, 2002. tr. 40 - 42).

Quyền lực tối cao và quyền lực của công dân quan hệ với nhau: mỗi người ràng buộc với tất cả vì tất cả ràng buộc với mỗi người. Quyền của cơ quan tối cao là tuyệt đối là thiêng liêng cũng không và không thể vượt qua giới hạn của công ước tổng quát, tức là không thể vi phạm những thỏa thuận mà con người đã xác lập. Mặc dù phủ nhận quan điểm của Montesquieu về việc phân chia quyền lực thành các nhánh độc lập, Rousseau vẫn chủ trương phân chia chức năng của các cơ quan quyền lực trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thế nhưng. thực chất của sự phân quyền trong tư tưởng của Rousseau chỉ là phân quyền giữa hành pháp và tư pháp, còn lập pháp luôn được thực hiện một cách trực tiếp bởi toàn thể nhân dân với ông không bao giờ cho phép quyền lực tách rời khỏi nhân dân.

Cơ quan lập pháp

Khi bàn về cơ quan lập pháp, Rousseau cho rằng, "lập pháp là đỉnh cao nhất của sự hoàn thiện mà sức mạnh tập thể có thể đạt tới, cơ quan lập pháp bao gồm toàn thể nhân dân hội họp thường xuyên sẽ đưa ra ý muốn chung của quốc gia. Lập pháp, trong quan niệm của ông. chính là chủ quyền quốc gia - đấy chính là ý chí của nhân dân có chủ quyền và vì vậy nó phải điều chỉnh những vấn đề chung nhất, liên quan đến tất cả mọi người. Cơ quan này có nhiệm vụ đặt ra một Hiến pháp và đưa ra một hệ thống pháp luật cho quốc gia. Cơ quan lập pháp sẽ thành lập Chính phủ để phụ trách vai trò hành pháp cũng như đề nghị phương pháp lựa chọn các vị thẩm phán vào cơ quan tư pháp.

Rõ ràng, Rousseau đã đặt lập pháp ở vị trí cao nhất, chi phối các quyền lực khác. Nó mới là sự thể hiện trực tiếp nhất của ý chí nhân dân, của quyền lực tối cao. Chủ quyền nhân dân thể hiện trong quyền lập pháp của nhân dân. Tranh luận với Montesquieu, Rousseau chứng minh ráng tự do chính trị chí có thì có trong một nhà nước nơi nhân dân có quyền lập pháp trực tiếp. Theo ông, tự do thế hiện ở chỗ công dân được luật pháp bảo vệ và tự mình được ban hành luật. Do vậy mà luật chỉ là những điều kiện chính thức của việc tập hợp dân sự. Dân chúng tuân theo luật phải là người làm ra luật. Để lập pháp thực sự là cơ quan quyền lực tối cao. Rousseau đòi hỏi mọi người phải tham gia chính sự vì đó là quyền hạn cũng như trách nhiệm của công dân. Cơ quan lập pháp phải phản ánh ý muốn chung của toàn dân chứ không phải ý muốn của các đại diện nhân dân. Để thuận lợi cho việc lập pháp, quốc gia cần đến những nhà lập pháp thông thái, có khả năng đưa ra những dự luật phản ánh ý chí chung để nhân dân biểu quyết. Nhà lập pháp phải có khả năng thuyết phục nhân dân chấp thuận các dự luật bởi vì nhà lập pháp không có quyền sai khiến nhân dân làm theo ý muốn của mình.

Cơ quan hành pháp

Cơ quan hành pháp (còn được gọi là Chính phủ) được thành lập trên cơ sở của luật pháp chứ không phải trên cơ sớ của khế ước như cơ quan lập pháp. Bất cứ hình thức nào của cơ quan hành pháp đều phải phục vụ cơ chế dân chủ. tức cơ quan lập pháp - cơ quan thể hiện ý chí chung và quyền lực tối cao.

Chính phủ do cơ quan lập pháp đặt ra là một cơ thể trung gian giữa các thần dân với cơ quan quyền lực tối cao, để hai bên tương ứng với nhau, thi hành các luật, giữ gìn quyền tự do dân sự cũng như tự do chính trị. Những người được nhân dân ủy thác nắm quyền hành pháp không phải là ông chủ của nhân dân mà chỉ là những công chức. Những người này phải hành động trong khuôn khổ của pháp luật và nằm dưới sự giám sát thường xuyên của cơ quan lập pháp nắm quyền lực tối thượng. Dân chúng có thể cất nhắc hay bãi miễn họ. Cơ quan lập pháp hay tập thể nhân dân tối thượng có thể ban hành, sửa đổi luật lệ bầu cử Chính phủ cũng như thay đổi bộ máy hành pháp bất cứ lúc nào. Việc tổ chức Chính phủ, theo Rousseau, là "phải sắp xếp thế nào để luôn luôn có thể sẵn sàng hy sinh Chính phủ vì nhân dân chứ không phải hy sinh nhân dân vì Chính phủ. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng, mỗi lần thay đổi hình thức Chính phủ đều là nguy hiểm và chỉ nên thay đổi Chính phủ khi nó không thể dung hòa với quyền lợi chung.

Khi bàn về xu hướng lạm quyền, thoái hóa của quyền lực hành pháp và biện pháp khắc phục, Rousseau cho rằng các thứ Chính phủ trên đời, một khi nắm được quyền lực công cộng đều tìm cách lạm dụng, thoán đoạt quyền lực tối cao của toàn dân. Đó là vì "ý chí riêng thường hay tác động ngược lại ý chí chung, cho nên Chính phủ cũng thường hay có hướng làm trái với quyền lực tối cao của dân chúng". Do không có một ý chí nào có thể cưỡng lại để cân bằng với xu hướng ấy của Chính phủ nên sớm muộn Chính phủ sẽ lấn át quyền lực tối cao của nhân dân, phá hoại hiệp ước xã hội. Biểu hiện của điều đó là khi người cầm đầu Chính phủ không chịu cai trị theo pháp luật lấn át cơ quan quyền lực tối cao hoặc là các thành viên trong Chính phủ không tốt, môi người thoán đoạt quyền hành một cách riêng rẽ. Theo ông, đó là mối nguy hại cố hữu, tiềm tàng trong một cơ thể chính trị từ khi nó mới hình thành.

Để ngăn chặn nguy cơ Chính phủ tiếm quyền, theo Rousseau, phải áp dụng một biện pháp triệu tập hội nghị định kỳ toàn dân với mục đích làm rõ hai câu hỏi: “Một là, toàn dân có muốn giữ nguyên hình thức Chính phủ hiện hữu hay không?, Hai là, nhân dân có vừa lòng với sự cai trị của những người hiện đang được uỷ thác hay không". Với biện pháp như vậy, Chính phủ sẽ luôn bị đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân, và nhân dân có quyền chấp nhận hay chối bỏ Chính phủ bất cứ lúc nào.

Cơ quan tư pháp

Bên cạnh vai trò các cuộc bầu cử của nhân dân nhằm bảo vệ ý chí chung, Rousseau còn nêu lên một cơ chế cụ thể để bảo vệ ý chí chung của nhân dân, đó là tổ chức hoạt động của cơ quan tư pháp. Cơ quan này nó cũng do cơ quan lập pháp (nhân dân) lập nên. Vai trò của cơ quan tư pháp là bảo tồn luật và các quyền lập pháp. Ngoài ra, cơ quan tư pháp còn là trọng tài giữa nhân dân và chính quyền, bảo vệ cho cả hai phía có thể ngăn chặn các hành động gây hại cho bất cứ phía nào.

Cơ quan tư pháp không được có một chút quyền lập pháp hay hành pháp nào cả. Nhưng chính do đó mà cơ quan tư pháp có quyền cao hơn cả vì nó không làm gì cả nhưng lại có thể ngăn ngừa được tất cả. Đó là cơ quan thiêng liêng nhất là được coi trọng nhất vì nó là người bảo vệ luật mà từ luật là do cơ quan quyền lực tối cao ban hành là do Chính phủ chấp hành. Khi bàn về vai trò của chức quan tư pháp, Rousseau cho rằng, luật pháp công bố ý chí của toàn dân. chức quan tư pháp nói lên lời phán xét công cộng. Dư luận công chúng là một thứ luật mà cơ quan tư pháp là người chấp hành. Tòa án tư pháp không phải là người trọng tài xét xử dư luận công chúng, nó chi là người công bố dư luận công cộng mà thôi. Xa rời chức năng đó thì mọi quyết định của toà án đều không khách quan là không có hiệu lực.

Tuy nhiên. Rousseau cũng cảnh báo rằng cơ quan tư pháp thường có xu hướng bênh v ực bên mạnh và xem thường bên yếu. Cơ quan tư pháp sẽ trở nên lộng quyền khi nó chiếm lấy quyền hành pháp mà chính nó là kẻ điều hòa. Cơ quan tư pháp cũng sẽ lộng quyền nếu nó đứng ra ban bố luật pháp mà chính nó là kẻ báo vệ". Theo Rousseau, muốn ngăn ngừa cho một cơ quan có ý nghĩa trọng đại như cơ quan tư pháp khỏi bị thoán đoạt, chỉ có cách là đừng để cho nó trở thành thường trực mãi, mà phải quy định thời hạn cho nó".

Qua phân tích tổ chức quyền lực như trên có thể thấy Rousseau luôn nhấn mạnh yếu tố dân chủ trực tiếp trong mọi quá trình tổ chức quyền lực nhà nước: Toàn thể dân chúng là cơ quan lập pháp với chủ quyền tối thượng, hành pháp và tư pháp đều do lập pháp lập ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Để quyền lực không bị tha hóa, Rousseau không chỉ thiết lập hệ thống kiểm soát quyền lực từ phía nhà nước, mà còn nhấn mạnh vấn đề kiểm soát quyền lực từ phía xã hội và không bao giờ cho phép quyền lực tách rời khỏi nhân dân. Đây là điểm rất tiến bộ mà ngày nay nhiều Nhà nước hiện đại đã kế thừa trong tổ chức và thực thi quyền lực của mình.

Tóm lại, chúng ta đang trong quá trình tìm hiệu, xây dựng xã hội công dân và nhà nước pháp quyền, đảm bảo và phát huy những giá trị dân chủ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về Rousseau cũng như tư tưởng cửa ông có ý nghĩa quan trọng. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu đúng vấn đề mà còn giúp chúng ta kế thừa được những giá trị tích cực trong tư tưởng của ông, khắc phục những hạn chế đang tồn tại trong việc tổ chức và thực thi quyền lực Nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hành chính một cách có hiệu quả, đảm bảo quyền lực Nhà nước thực sự thuộc về nhân dân.

Theo tường thuật của phóng viên Jane Little, BBC từ Washington hôm 23/4 thì các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn này trước hết nhắm vào các nhân vật gây ra vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Syria và Iran.
Tuy nhiên, phát biểu của ông Obama được chính ông nêu ra với mục tiêu đưa thông điệp cho toàn thế giới.
Ông nói: “Chủ quyền quốc gia không bao giờ được là giấy phép để thảm sát chính nhân dân của mình.”


TƯ TƯỞNG PHÂN QUYỀN TRONG LỊCH SỬ
          Có thể nói rằng nếu các tư tưởng về nhà nước luôn luôn giữ vị trí quan trọng nhất trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại thì những tư tưởng về vấn đề quyền lực nhà nước, về tổ chức và thực hiện quyền lực ấy lại giữ vị trí cơ bản và trọng yếu trong các tư tưởng đó. Các tư tưởng về vấn đề quyền lực nhà nước, tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước bao giờ cũng để lại dấu ấn của nó trong các thể chế chính trị nhất định. Do đó, tìm hiểu về các tư tương chính trị sẽ rất cần thiết và hữu ích cho việc học tập về nền chính trị và các thể chế chính trị đương đại.
          Xem xét cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở nhiều nước tư sản, ta thấy rằng: nguyên tắc phân chia quyền lực là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các nhà nước đó. Nguyên tắc này từng được thừa nhận là tiêu chuẩn, là điều kiện của nền dân chủ tư sản và được ghi nhận một cách trang trọng trong hiến pháp nhiều nước. Sự ghi nhận ấy là một minh chứng cho sự thừa nhận, sự khẳng định giá trị của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước, là sự thể hiện và áp dụng học thuyết phân quyền trong thực tế.
          Các tư tưởng về quyền lực nhà nước và phân chia quyền lực nhà nước vốn có mầm mống từ xa xưa trong lịch sử, từ thời cổ đại, khi kiểu pháp luật đầu tiên tồn tại ở Hi Lạp và La Mã xuất hiện. Những nét đại cương của nó được đề cập đến trong các quan điểm chính trị của nhiều nhà tư tưởng cổ đại mà điển hình là Aristote, Polybe…
          Tuy nhiên, trong thời kì hưng thịnh của chế độ phong kiến, tư tưởng này đã gần như hoàn toàn bị lãng quên, không được nhắc đến. Chỉ đến khi quan hệ tư bản hình thành và phát triển, thay thế các quan hệ phong kiến bị tan rã thì tư tưởng này mới được phục hưng và trở thành cơ sở vững chắc về tư tưởng cho các phong trào chống phong kiến, vì tự do, dân chủ của nhân dân, trở thành ngọn cờ tranh đấu của Cách mạng tư sản.
          Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước đã được các nhà tư tưởng tư sản thế kỷ XVII-XVIII mà điển hình là John Locke, Montesquieu và Rousseau kế thừa, phát triển, và hoàn thiện, coi đó là cơ sở để đảm bảo tự do của nhân dân và chống lại chế độ độc tài chuyên chế. Người có công hoàn thiện học thuyết này ở mức độ cao là Montesquieu,đến mức nó đã được khái quát hóa và trở thành một nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước với tên gọi: “Nguyên tắc phân quyền”. Nguyên tắc phân quyền từ khi ra đời đến nay được lý giải theo nhiều cách khác nhau và cũng được áp dụng không hoàn toàn thống nhất ở các nước mà theo những điều kiện khác nhau tùy thuộc điều kiện cụ thể từng nước. Sự hiệu quả trong thực tế điều hành và quản lý đất nước của các quốc gia này đã khẳng định giá trị thực tiễn của tư tưởng.
         Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và nguyên tắc phân quyền trên phương diện lý thuyết để có thể phần nào nhận thức về nó một cách đầy đủ hơn nên em chọn bài tập: “Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước”. Tuy nhiên, trong phạm vi một bài tập nhỏ em chỉ xin trình bày tóm tắt về sự xuất hiện hình thành và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực gắn với tên tuổi của các nhà tư tưởng - những người đã phát triển và hoàn thiện học thuyết này.


           TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
          
          Nói đến học thuyết phân quyền, người ta thường gắn với tên tuổi của Montesquieu- nhà tư tưởng nổi tiếng người Pháp. Song thực tế, Montesquieu chỉ là người có công hoàn thiện nó ở mức độ cao còn bản thân nó đã có mầm mống từ rất xa xưa trong lịch sử, thể hiện qua các tác phẩm của Aristote, Polybe. Theo chiều dài của lịch sử, tư tưởng phân quyền đã trải qua nhiều bước thăng trầm và đạt được sự phát triển hưng thịnh vào thời kỳ cách mạng tư sản và nhà nước tư sản, khi nó được xây dựng một cách cụ thể, chi tiết và thực sự khẳng định được giá trị.
          Để tìm hiểu nội dung của tư tưởng phân chia quyền lực, trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng “quyền” ở đây là quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là sức mạnh của nhà nước có thể bắt các giai cấp, tầng lớp trong xã hội (mọi tổ chức, cá nhân) phải phục tùng ý chí của nó. Thông thường đa số hiến pháp của các nước hiện đại đều tuyên bố quyền lực nhà nước được thực hiện nhân danh nhân dân và đại diện cho lợi ích của toàn xã hội.Song thực tế, quyền lực nhà nước xét về bản chất giai cấp chủ yếu là quyền lực thống trị và một phần là quyền lực xã hội. Ở một mức độ nhất định, quyền lực nhà nước cũng chịu sự ảnh hưởng từ phía các lực lượng xã hội, tổ chức xã hội. Quyền lực nhà nước chỉ có cơ quan nhà nước được thực hiện. Muốn cho quyền lực nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả, phải tìm được cho nó một hình thức tổ chức phù hợp. Việc tìm kiếm ấy trở thành trung tâm chú ý của nhiều nhà tư tưởng từ khi nhà nước ra đời cho đến nay. Do vậy, vấn đề hình thức tổ chức quyền lực nhà nước bao giờ cũng là vấn đề trọng tâm, cơ bản nhất được đề cập trong các học thuyết chính trị. Hình thức ấy được gọi bằng những cái tên khác nhau. Platon(427-374 tr.CN) gọi đó là hình thức chính trị, Aristote(384-322tr.CN) gọi đó là hình thức chính phủ, Bertrand- Russell gọi đó là hình thức chính quyền còn chúng ta gọi đó là hình thức chính thể. Hình thức chính thể có rất nhiều dạng khác nhau. Các dạng hình thức ấy khác nhau ở cách thức và trình tự thành lập các cơ quan tối cao của nhà nước, ở sự xác lập mối quan hệ giữa chúng với nhau và với nhân dân. Chúng còn khác nhau ở cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, ở nguyên tắc căn bản của việc tổ chức bộ máy nhà nước.
          Tư tưởng phân chia quyền lực còn được gọi tắt bằng tư tưởng phân quyền là tổng thể các quan điểm về việc chia tách quyền lực nhà nước thành các loại quyền lực khác nhau về cơ chế vận hành của từng loại quyền lực và mối quan hệ theo hướng ngăn cản, kiềm chế kiểm soát hoặc đối trọng với nhau giữa các loại quyền ấy trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cụ thể hơn thì đó là tổng thể các quan điểm đề cập đến việc phân tách quyền lực nhà nước thành những loại quyền lực có tên gọi, nội dung, vị trí khác nhau, được trao cho các chủ thể khác nhau thực hiện và trong quá trình hoạt động các chủ thể ấy có thể kiềm chế, ngăn cản, kiểm soát lẫn nhau và đối trọng nhau song lại phối hợp với nhau để vừa đảm bảo sự kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm ngăn chặn sự độc tài chuyên chế, bảo vệ tự do của công dân, vừa đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước.
          Tư tưởng phân quyền có mầm mống từ xa xưa trải qua thời gian ngày càng được phát triển và hoàn thiện.

1.Tư tưởng phân quyền ở Hi Lạp, La Mã cổ đại
          Ở Hi Lạp, mầm mống tư tưởng phân quyền trước tiên được thể hiện qua những cải cách bộ máy ở nhà nước Athens của Ephialtes (thế kỷ V trc.CN), Pericles (495-429 trc.CN). Trong lịch sử hình thành Athens, ở đời các con của nhà độc tài Peiistratus chế độ độc tài bị lật đổ, nhân dân giành quyền tự trị thông qua các Hội nghị công nhân (dù quí tộc phong kiến vẫn là tầng lớp có thế lực về chính trị, kinh tế). Bộ máy nhà nước gồm ba bộ phận chủ yếu: Hội đồng quí tộc, Quan chấp chính và Hội nghị công nhân. Nền dân chủ này được củng cố và mở rộng thêm nhờ vào cải cách của Solon (549trc.CN) và Clisthenes (508trc.CN). Từ đó các cơ quan mới: Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân, Hội đồng mười tướng lĩnh ra đời song quyền lực nhà nước vẫn tập chung chủ yếu trong tay Hội đồng trưởng lão.
          Năm 462 trc.CN, được sự giúp đỡ của Pericles, Ephialtes tiến hành cải cách dân chủ nhằm đánh đổ thế lực của Hội đồng trưởng lão, thông qua tại Hội nghị công nhân một đạo luật tước hết mọi quyền chính trị và tư pháp của Hội đồng trưởng lão (trừ quyền xét xử các vụ án tôn giáo) và trao lại quyền ấy cho các cơ quan dân cử. Quyền lực nhà nước được tách thành ba quyền: quyền hành pháp trao cho Hội đồng nhân dân, quyền tư pháp thuộc về Tòa án, quyền lập pháp thuộc về Hội nghị nhân dân. Khi Enphialtes qua đời năm 461trc.CN, Pericles - “người siêu việt nhất của Athens, người thứ nhất về mọi cái và về nói và hành động” – đã tiếp tục một cách xuất sắc cải cách của Ephialtes theo chiều hướng củng cố và mở rộng nền dân chủ Athens. Ông ban hành các qui định mới về việc lựa chọn các chức vụ mới nhà nước: dù là chức vụ lớn hay nhỏ đều bổ nhiệm bằng cách bốc thăm, những người có tên để được bốc thăm đều phải trải qua kiểm tra thử thách khả năng và lòng trung thành với mục đích nhằm ngăn chặn sự lạm quyền và chọn nhầm người không xứng đáng. Nhân dân được khiển trách, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức quan nhà nước, viên chức nhà nước phải chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước nhân dân. Bằng cách đó nhân dân có thể kiểm soát quyền lực nhà nước. Ericles còn ban hành chế độ trả lương cho nhân viên nhà nước, tuy nhiên đây vẫn chỉ là nền dân chủ hạn chế vì chỉ 20% dân cư là đàn ông tự do được hưởng những quyền dân chủ ấy.
          Ở La Mã, sau năm 509 trc.CN, người La Mã xây dựng nền cộng hòa và áp dụng phương pháp phân quyền và chia quyền, thiết lập hiến pháp trong đó quyền lực được phân chia một cách khéo léo. Hội nghị công dân được thay bằng Hội nghị bào tộc, Hội nghị Xăng-tu-ri, Hội nghị nhân dân các bộ lạc theo khu vực. Cơ quan có quyền lực quyết định là Viện nguyên lão và bộ phận thứ ba là các quan chức cai trị có quyền rất lớn về quân sự, dân chính, tổng chỉ huy quân đội, triệu tập Hội nghị Viện nguyên lão, Hội nghị nhân dân, chỉ đạo thực hiện những quyết định của Viện nguyên lão và Hội nghị nhân dân.
          Nói tóm lại, tư tưởng quyền lực nhà nước đã nảy sinh từ thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước Athens và La Mã gắn liền với việc thiết lập và củng cố nền dân chủ tư sản với mong muốn quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhằm chống lại một chế độ độc tài chuyên chế.

 2.Tư tưởng phân quyền của Aristote (384-332 trc.CN) 
          Aristote là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại”, “khối óc toàn diện nhất trong số những nhà triết học Hi Lạp”, “vị bá chủ về tư tưởng” người được mệnh danh là người khởi xướng ra tư tưởng phân quyền thì không đặt tên cho từng loại quyền lực nhà nước mà chỉ đặt tên cho các cơ nắm giữ. Ông là người đưa ra tư tưởng cho rằng để đảm bảo sự công bằng, để có những đạo luật công bằng thì nhà nước phải được tổ chức quy củ hơn. Từ đó, ông tập hợp, sắp xếp và phân tích các hiến pháp và đạo luật của các nhà nước khác nhau. Qua khảo sát các cơ quan chính trị nhà nước, ông phân chia chúng thành ba bộ phận: cơ quan làm luật hay còn gọi là cơ quan nghị luận,cơ quan thực thi pháp luật hay cơ quan hành pháp, cơ quan phán xử theo luật hoặc cơ quan xét xử. Ông đã đưa ra các phân tích cơ cấu và hoạt độnh của cơ quan hành chính và tư pháp. Và ở các giai đoạn sau, ông cũng khẳng định công dân có thể tham gia vào cả ba bộ phận : Hội nghị nhân dân, hành pháp và xét xử. Ngoài ra, Aristote còn trình bày về cách thức hình thành chức năng, thẩm quyền, thành viên, cấu tạo của từng bộ phận và khái quát về mối quan hệ giữa chúng.

3.Tư tưởng phân quyền của Polybe (201-120 trc.CN)
          Sau Aristote, Polybe - “nhà Hi Lạp La tinh hóa” - đã nêu lên được tính độc lập tương đối cần có trong quyền lực và hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước. Trong tác phẩm “Lịch sử trong 40 quyển” của mình, khi xem xét về tổ chức và hoạt động của nhà nước La Mã cổ đại, Polybe khẳng định hiến pháp La Mã tập hợp ba nguyên tắc hàng đầu, ba hình thức cơ sở: chế độ quân chủ, chế độ quí tộc, chế độ dân chủ. Nó pha trộn ba yếu tố một cách thỏa đáng nhất. Trong quá trình đề cập nội dung tư tưởng của mình, Polybe đã xem xét vấn đề và đi xa hơn Aristote ở chỗ ông đòi hỏi các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước phải độc lập với nhau, không được vượt quyền nhau song lại phải hợp tác với nhau từ đó mang lại hiệu quả cao cho hoạt động nhà nước.

          Trong thời kỳ chế độ phong kiến tồn tại, các tư tưởng về tổ chức bộ máy nhà nước của Aristote và Polybe hầu như không được đề cập đến. Các nhà tư tưởng giai đoạn này chủ yếu ủng hộ thể chế nhà nước tập quyền, đề cao vai trò của một vị minh chủ đứng đầu nhà nước là vua. Đến cuối chế độ phong kiến và khi cách mạng tư sản bùng nổ, dưới ảnh hưởng về tư tưởng của “Chủ nghĩa nhân văn” và “Hệ tư tưởng Phục hưng”, nhiều nhà tư tưởng thể hiện rõ quan điểm phản đối chế độ phong kiến tập quyền, nêu lên tư tưởng về các quyền tự nhiên bất khả xâm phạm của con người như quyền tự do, tư hữu, bình đẳng và tư tưởng bảo vệ quyền con người, thể hiện niềm tin, sức mạnh vào lý trí kinh nghiệm và sức sáng tạo của con người. Họ đòi hỏi phải đề cao vai trò của pháp luật và sự tuân thủ pháp luật trong việc tổ chức và hoạt động của nhà nước đồng thời thể hiện nhu cầu cấp thiết về việc phân chia quyền lực nhà nước. Trong hoàn cảnh đó, tư tưởng của Aristote và Polybe được “phục hưng”, được kế thừa và phát triển bởi phái “Bình quan”(leveller) ở Anh, John Locke, Montesquieu và một số tác giả khác.

 4.Tư tưởng phân quyền của John Locke (1632-1704)
          John Locke - nhà tư tưởng Anh nổi tiếng của thế kỷ XVII, người mà tư tưởng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà lập quốc Hoa Kỳ - đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Aristote. Ông cho rằng sự phân chia hay phân biệt quyền lực nhà nước là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo tự do. Tư tưởng phân quyền của ông được thể hiện chủ yếu trong tác phẩm “Hai chuyên luận về chính phủ”, ở đó, ông phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và liên hợp, tương ứng với nó là ba lĩnh vực hoạt động đảm bảo ba quyền đó: luật pháp - sự quyết định chung, áp dụng luật pháp- hành chính, tư pháp và lĩnh vực cuối cùng là các quan hệ quốc tế.
          Về chủ thể thực thi ba quyền này, theo Locke, quyền làm ra luật là thuộc quốc hội - cơ quan lập pháp có quyền lực tối cao - sự thành lập cơ quan lập pháp là đạo luật đầu tiên và cao nhất của xã hội, là tiền đề cho tất cả các đạo luật thực thi của nó. Quốc hội không cần luôn luôn hiện diện song phải thường xuyên hiện diện một cơ quan khác phụ trách việc thực hiện các đạo luật đã được làm ra và vẫn còn hiệu lực. Vì vậy, một số thành viên khác của xã hội, với số lượng hạn chế sẽ được giao áp dụng pháp luật. Hai quyền lực sẽ khác nhau vì Quốc hội làm ra luật nhưng không thi hành nó và những người thi hành nó sẽ không có mặt trong Quốc hội. Dù do các chủ thể khác nhau nắm giữ nhưng hai thứ quyền lực lập pháp và hành pháp phải luôn chia tách với nhau và có mối quan hệ chặt chẽ. Quyền hành pháp thuộc về nhà vua. Nhà vua lãnh đạo việc thi hành luật, bổ nhiệm các bộ trưởng và các chức vụ khác.Ngoài ra, nhà vua cũng nắm quyền liên hợp - là quyền lực để áp dụng những qui tắc của pháp quyền quốc tế công tư - tức là thực hiện việc giải quyết các vấn đề chiến tranh, hòa bình và đối ngoại. Sắp xếp vị trí ba quyền, Locke đặt quyền lập pháp là tối cao, ông cho rằng dù có tính độc lập với các ngành chính quyền khác thì nó vẫn phải được duy trì mãi mãi. Theo ông, ai có thể đặt ra luật cho người khác thì phải được đặt cao hơn, chính quyền lập pháp- những người có quyền đề ra pháp luật cho tất cả mọi bộ phận, thành viên trong xã hội, qui định các qui tắc hành vi và đủ sức trừng trị khi pháp luật bị xâm phạm - phải là tối cao và các ngành chính quyền khác với tư cách là thành viên hoặc bộ phận đều bắt nguồn từ đó và phụ thuộc vào nó. Tuy nhiên, theo Locke, ngay cả quyền lập pháp dù tối cao vẫn chịu những hạn chế nhất định. Ông khẳng định quyền lực tối cao không phải là có thể làm mọi cái mà nó muốn, quyết định một cách độc tài, tự do tước đoạt một phần lợi ích của thần dân theo ý muốn của mình. Hiến pháp qui định về giới hạn, phạm vi của quyền lập pháp, cơ quan lập pháp chỉ được hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp qui định. Quyền làm luật thuộc về duy nhất cơ quan lập pháp và mọi đạo luật được thông qua đều phải phù hợp với hiến pháp. Trong học thuyết của mình, Locke đưa ra bốn điều kiện hạn chế quyền lập pháp: luật pháp áp dụng cho mọi người bất luận giàu nghèo sang hèn; luật pháp đem lại hanh phúc cho nhân dân, luật pháp không được tăng thuế khi nhân dân hay người đại diện của nhân dân chưa đồng ý; cơ quan lập pháp là độc lập không chuyển vào cơ quan khác. Đề cập về quyền hành pháp và cơ quan hành pháp, Locke đưa ra quan điểm quyền lập pháp là quyền thi hành các đạo luật, cơ quan hành pháp là cơ quan thực hành sự ủy quyền từ phía cơ quan lập pháp.Hoạt động của cơ quan hành pháp  luôn có tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân nên cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Nếu công dân “có thể làm tất cả những gì mà luật không cấm” thì cơ quan hành pháp “chỉ được làm những gì mà luật cho phép”, sự cho phép là có giới hạn, đề phòng sự lạm quyền. Cơ quan tư pháp - nắm giữ quyền xét xử tội phạm hình sự và các tranh chấp dân sự để bảo vệ luật pháp- đảm bảo thực hiện sự kiềm chế đối trọng giữa ba quyền bằng việc kiểm tra giám sát đối với hoạt động của cơ quan lập pháp và hành pháp. Trong trường hợp cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì cơ quan tư pháp sẽ đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích, sự tự do của người đã bị xâm hại. Như vậy, trong hệ thống phân quyền, cơ quan tư pháp có một vị trí đặc biệt. Locke cũng cho rằng các cơ quan quyền lực nhà nước dù  có mối quan hệ chặt chẽ và luôn phối hợp với nhau song cần xác định rõ nhiệm vụ của mình để thực hiện đúng chức năng không lấn sang hoạt động của cơ quan khác. Như vậy có thể nói, Locke đã lý giải khá cặn kẽ về các loại quyền lực nhà nước, nội dung, phạm vi giới hạn của từng quyền, về vị trí và mối quan hệ giữa các loại quyền lực nhà nước.

5. Tư tưởng phân quyền của Montesquieu (1689 - 1775)
          Quan điểm của Locke về sau được kế thừa và phát triển bởi Montesquieu- nhà khai sáng vĩ đại của Pháp thế kỉ XVIII. Trong tác phẩm   “ Tinh thần pháp luật”, điểm đầu tiên, Montesquieu cũng phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Quyền lập pháp là quyền làm luật, sửa đổi hoặc hủy bỏ luật, giám sát việc thi hành luật. Quyền hành pháp là quyền nghị hòa hay khai chiến, đón tiếp các sứ thần, thiết lập an ninh, đề phòng sự xâm lược. Quyền tư pháp là quyền trừng phạt các tội phạm, phân xử các vụ tranh chấp giữa các tư nhân. Như vậy, Montesquieu phân chia các quyền và xác định nội dung từng quyền đầy đủ và hoàn chỉnh hơn Locke. Montesquieu cho rằng quyền lập pháp thể hiện ý chí chung của quốc gia nên phải trao vào tay nhiều người, tức là một cơ quan, thì luật pháp mới được quy định một cách hoàn hảo. Cơ quan này bao gồm đại diện của quần chúng và gồm hai bộ phận: đại biểu của quý tộc và đại biểu của dân chúng. Quyền phán xét do những người là đại biểu dân chúng nắm giữ lập thành tòa án.
          Điểm thứ hai mà Montesquieu đề cập trong tư tưởng phân quyền của mình là sự chuyên môn hóa của các công quyền, tức là mỗi cơ quan công quyền chỉ chuyên chú và thu hẹp hoạt động của mình vào việc thực hiện chức nămg riêng, không xâm lấn sang lĩnh vực hoạt động của các cơ quan khác. Chẳng hạn, Quốc hội chỉ nắm giữ toàn bộ quyền lập pháp không tham dự vào việc thực hiện pháp luật, Chính phủ nắm giữ toàn bộ quyền hành pháp, còn toàn bộ quyền tư pháp thuộc về tòa án nắm giữ. Sự phân chia và tách biệt như vậy là để đảm bảo tự do, công bằng, đồng thời tránh được sự chuyên quyền độc đoán, lạm quyền trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Theo ông, mọi tự do sẽ biến mất nếu một người hay một tập đoàn người nắm giữ cả ba quyền: làm luật, thi hành luật và xét xử vi phạm luật. Bởi lẽ, khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một viện thì người ta sợ rằng chính ông ta hay viện ấy đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân vì quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Sự phân chia và tách biệt ấy không những ngăn chặn sự độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo tự do cho công dân mà còn đảm bảo tính độc lập và vị trí ngang hàng về quyền lực giữa ba loại cơ quan công quyền. Song sự phân quyền chỉ là triệt để về mặt lí luận, còn thực tế sự độc lập của các cơ quan công quyền chỉ mang tính chất tương đối, vì chúng là ba nhánh của một cây quyền lực thống nhất là quyền lực nhà nước nên có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.
          Điểm thứ ba được Montesquieu đề cập trong nội dung học thuyết phân quyền là: giữa các cơ quan nhà nước cấp cao thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp tồn tại thế cân bằng quyền lực dưới sự tác động của một hệ thống kiềm chế và đối trọng. Cả ba loại quyền ấy cùng hoạt động trên cơ sở luật pháp, các đạo luật có hiệu lực thường xuyên ổn dịnh và cần liên tục thực hiện, giám sát thực hiện nên luôn luôn cần có chính quyền theo dõi thực hiện chúng. Sự phân bố quyền lực nhà nước cần đảm bảo không có cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực trong tay, lấn át chi phối hoàn toàn hoạt động của các cơ quan khác, đồng thời không có cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm tra giám sát tự phía các cơ quan khác. Quyền lực nhà nước và quyền lực của từng cơ quan đều bị hạn chế trong một phạm vi nhất định và chịu sự kiềm chế từ phía các cơ quan khác. Như vậy, mối quan hệ giữa các cơ quan công quyền thể hiện theo hai hướng: chủ yếu là kiềm chế và đối trọng song cũng có sự phối hợp trong một số hoạt động nhất định. Chẳng hạn: khi tham gia vào nhà nước, nhân dân không chuyển giao toàn bộ quyền của mình cho nhà nước mà chỉ chuyển giao một phần quyền ấy nhằm đảm bảo một số lợi ích nào đó. Do đó, quyền lực nhà nước được thực hiện nhân danh nhân dân, vì quyền lợi của nhân dân chỉ trong lĩnh vực mà nó được ủy quyền. Trong mối quan hệ với công dân, nhà nước không chỉ có quyền mà có nghĩa vụ phải hoàn thành sự mệnh của mình trước nhân dân.
          Cơ quan lập pháp có thể can thiệp vào việc tổ chức của bộ máy hành pháp thông qua việc lựa chọn các thành viên của chính phủ hoặc phê chuẩn sự lựa chọn ấy. Quốc hội có thể kiềm chế hoạt động của chính phủ thông qua bày tỏ ý kiến và thỉnh nguyện của mình, kiểm tra giám sát thông qua hoạt động của các ủy ban điều tra của quốc hội, qua chất vấn các thành viên chính phủ… Ngược lại chính phủ cũng thực hiện sự kiềm chế đối trọng đối với quốc hội bằng các hoạt động như: triệu tập hoặc bế mạc các khóa họp của quốc hội, có thể thiết lập nghị trình của quốc hội, đề nghị các vấn đề mà quốc hội sẽ thảo luận hoặc quyết định, có thể phủ quyết tuyệt đối hoặc hạn chế đối với các đạo luật mà quốc hội thông qua, có thể ban hành hoặc không ban hành các đạo luật của quốc hội, thậm chí có thể giải tán quốc hội trước thời hạn. Sự kiềm chế của tòa án đối với quốc hội thể hiện ở chỗ tòa án có thể kiểm soát tính hợp lý của các đạo luật của quốc hội, nếu tòa án thấy nó là vô lý thì đạo luật đó sẽ vô hiệu vì tòa án sẽ không áp dụng nó.Quốc hội kiềm chế tòa án bởi quốc hội là cơ quan tòa án tối cao, xét xử tất cả các bản án bị kháng án trong cả nước. Thẩm phán trong quá trình xét xử phải tuân theo qui định của quốc hội.Về mối quan hệ giữa cơ quan hành pháp và lập pháp, ông chỉ ra rằng: thẩm phán có thể do cơ quan hành pháp bổ nhiệm nhưng sau đó không phụ thuộc vào cơ quan hành pháp nữa hoặc có thể  trực tiếp do dân bầu. Tòa án thì có quyền xét xử các cơ quan hành chính trong các vụ án hành chính. Như vậy, giữa các cơ quan quyền lực nhà nước luôn luôn tồn tại mối quan hệ qua lại, phân chia, hạn chế nhau trong phạm vi hoạt động và kiềm chế đối trọng nhau.
          Tìm hiểu tư tưởng phân quyền của Locke và Montesquieu ta thấy, nếu như thuyết phân quyền của Locke hình thành trên cơ sở sự suy diễn pháp lý diễn dịch từ thực tiễn sinh động của lịch sử kết hợp với sự kế thừa tư tưởng của các bậc tiền bối thì thuyết phân quyền của Montesquieu “không phải là kết quả của một sự suy luận pháp lý diễn dịch mà trái lại, là một qui tắc của nghệ thuật chính trị, một thủ đoạn chính trị, hơn nữa, một “bí quyết” chính trị và đồng thời, nguồn cảm hứng của sự suy luận của Montesquieu chính là sự quan sát Hiến pháp nước Anh, chính thể nước đó thời bấy giờ”, tất nhiên là kết hợp với sự kế thừa tư tưởng của những người đi trước mà chủ yếu là Aristote và Locke.
          Sau Montesquieu cũng có một số tác giả đề cập đến tư tưởng phân quyền song không ai đề cập một cách chi tiết, cụ thể và toàn diện như ông.Ví dụ như Rouseau(1712-1778) đã từng nhận xét:tuy về nguyên tắc thì quyền lực nhà nước gồm hai phần, phần này ràng buộc phần kia do năng quyền ngăn cản hỗ tương. Cả hai phần sẽ bị quyền hành pháp ràng buộc và quyền hành pháp sẽ bị quyền lập pháp ràng buộc.Quyền xét xử thì sẽ trở nên “vô hình và vô hiệu”. Ba quyền này cấu thành một trạng thái nghỉ ngơi hay một trạng thái bất động. Nhưng mà vì sự chuyển vận cần thiết của các sự vật, ba quyền ấy buộc phải tiến tới, cả ba đều cùng phải tiến tới.
   
          Tóm lại tư tưởng phân chia quyền lực không thể hiểu theo một nghĩa cứng nhắc tức là quyền lực nhà nước được chia thành ba loại quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, ba quyền đó được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện, các cơ quan đó ngang hàng nhau kiềm chế đối trọng nhau kiểm soát nhau theo nguyên tắc quyền lực “ngăn cản quyền lực”. Mà phải hiểu theo một nghĩa “linh hoạt” hơn: đó là mặc dù chia ra ba quyền do ba cơ quan khác nhau nắm giữ song giữa ba quyền ấy không phải độc lập một cách tuyệt đối với nhau mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau bởi chúng là ba nhánh của một cây quyền lực- đó là quyền lực nhà nước. Mối quan hệ ấy có thể là đặc biệt khăng khít và chặt chẽ hơn giữa cơ quan hành pháp và lập pháp. Nhưng cũng không có nghĩa là “Tam quyền phân lập” chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.Tư tưởng phân quyền vẫn còn tồn tại và thể hiện ở các mức độ khác nhau ở nhiều nước. Với nhiều chính thể khác nhau: từ cộng hòa Đại nghị đến cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa hỗn hợp đến Cộng hòa xã hội chủ nghĩa như Việt Nam. Riêng ở Việt Nam mức độ vận dụng những hạt nhân hợp lý của nguyên tắc này đã trải qua những bước thăng trầm nhất định có những lúc khá rõ có những lúc lại rất mờ nhạt. Hiện nay những hạt nhân hợp lý của nó đã được vận dụng rộng rãi hơn, rõ rệt hơn trước nhiều. Điều đó được thể hiện ở chỗ mặc dù quyền lực nhà nước vẫn là tập trung thống nhất song đã có sự phân công rành mạch giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, tương ứng với ba cơ quan quyền lực là quốc hội, chính phủ, tòa án tối cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền:lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Quyền lực nhà nước bao gồm ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Không ngừng hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, xác định rõ chức năng, quyền hạn, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi ba quyền đó”. Đó phải chăng chính là sự thừa nhận, khẳng định một phần trong nội dung của học thuyết phân quyền.
          Thay lời kết luận: Tư tưởng phân quyền là kết quả tất yếu của sự phát triển tư tưởng chính trị pháp lý của nhân loại trong quá trình trăn trở đề tìm kiếm cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Xuất phát điểm và là mục đích của tư tưởng phân quyền do các nhà tư tưởng tiến bộ đề ra là để đảm bảo cho sự hoạt động của nhà nước đều dựa trên cơ sở và bị ràng buộc bởi pháp luật, không một tổ chức, cá nhan nào có thể đứng trên hoặc hoàn toàn có thể thoát khỏi sự ràng buộc đó.Vì thế, phân quyền là một trong những thành tựu to lớn của tư duy chính trị pháp lý tiến bộ, trở thành tài sản tinh thần đáng trân trọng và có giá trị phổ biến.Nó nảy sinh từ thực tiễn tổ chức nhà nước Athens, La Mã cổ đại rồi được các nhà tư tưởng như Aristote, Locke, Montesquieu khái quát thành nội dung tư tưởng đơn giản cho đến tương đối hòan thiện. Trong đó, Montesquieu là người trình bày một cách đày đủ, toàn diện và có hệ thống nhất vì thế Montesquieu được coi là tác giả xuất sắc nhất về tư tưởng phân quyền. 

            
“DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN" - CHIÊU BÀI ĐÃ LỖI THỜI

“Dân Chủ, Nhân Quyền” - Chiêu Bài Đã Lỗi Thời




 Chùa Quán Sứ, Hà Nội.


   Từ lâu, các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam vẫn sử dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để chống phá ta. Nhưng cho dù chúng có “nhai đi, nhai lại” thì vẫn không thể lừa bịp được nhân dân ViệtNam.

    Trong lúc nhân dân Việt Nam đang phấn khởi, tự hào với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 20 năm đổi mới toàn diện đất nước, hăng hái thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam.

    Một trong những thủ đoạn của chúng là dùng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”. Cái gọi là “dân chủ, nhân quyền” mà các thế lực thù địch thường rêu rao, đâu phải dân chủ, nhân quyền theo đúng nội hàm của khái niệm này.

    Đây là một mưu toan, một chiêu bài mà họ tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ Việt Nam trên trường quốc tế, gây rối, chia rẽ, tạo ra tình trạng mất đoàn kết trong nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, con bài “dân chủ, nhân quyền” còn được họ sử dụng như một công cụ trong chính sách đối ngoại, thông qua đó lấy cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

    Chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” đã được các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam sử dụng từ lâu, dù “nhai đi, nhai lại” vẫn không thể lừa bịp được nhân dân Việt Nam.

    Không ai có thể phủ nhận một thực tế: quyền con người là một giá trị phổ biến, có tính toàn cầu. Song, quyền con người còn là một giá trị lịch sử, gắn với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi dân tộc, quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới.

    Quan niệm của phương Tây về lợi ích cá nhân và quan niệm của phương Đông về lợi ích của dân tộc, của cộng đồng là những quan niệm rất khác nhau và do vậy, không thể áp đặt cho nhau. Một số nước phương Tây đã và đang dùng chiêu bài quyền con người để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.


Đông đảo tăng ni, phật tử tới dự đại lễ Phật đản tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn-Hà Nội).

    Họ tự cho mình có quyền “can thiệp nhân đạo” và quảng bá quan niệm “quyền con người không có biên giới”“nhân quyền cao hơn chủ quyền” để phủ nhận quyền của các dân tộc, nhất là quyền tự quyết định vận mệnh hay tự lựa chọn con đường phát triển của các dân tộc.

    Một điều đã trở thành chân lý: các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền, và công việc nội bộ của mỗi quốc gia phải do quốc gia ấy tự quyết định, không thể có quốc gia nào đó tự coi mô hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của mình là khuôn mẫu, rồi đem áp đặt “khuôn mẫu” này lên các quốc gia khác.

    Chủ quyền là quyền thiêng liêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam hiểu rất rõ giá trị đích thực của chủ quyền dân tộc, độc lập dân tộc và quyền tự do dân tộc.

    Công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam không ngoài mục đích đem lại độc lập cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho cộng đồng và đương nhiên là cho mỗi con người với giá trị cao nhất là quyền con người.

    Trong “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

   Lời bất hủ ấy trong Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

     Thật vậy, con  người không thể có quyền tự do, sung sướng, không thể được bảo đảm nhân quyền theo nghĩa đích thực của từ này, nếu như họ sống trong một đất nước chưa giành được độc lập, tự do.

    Nước không được độc lập, tất yếu dân không thể có tự do. Một dân tộc còn nằm dưới ách thống trị của ngoại bang thì tự do, hạnh phúc đối với dân tộc ấy chỉ là một ước mơ.

    Độc lập dân tộc là điều kiện, cơ sở cho việc bảo đảm quyền con người. Rõ ràng, quan niệm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” là chiêu bài mà các thế lực thù địch thường dùng làm cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước có chủ quyền.

    Nhân dân Việt Nam đã trải qua bao năm chiến tranh ròng rã, đã tốn biết bao xương máu đểgiành lại độc lập, tự do, dân chủ cho chính mình từ tay những kẻ xâm lược cùng bọn tay sai của chúng, không lẽ ngày nay lại dại dột trao lại quyền tự do, dân chủ cho chính những kẻ chiến bại và vẫn còn đang ôm hận thất bại ấy, để chúng quay trở lại tước quyền sống, quyền tự do, dân chủ của mình một lần nữa? Còn nhân quyền ư?

    Những kẻ đã trắng trợn, ngạo mạn chà đạp lên nhân quyền của nhân dân Việt Nam và nhân dân nhiều quốc gia khác đâu có đủ tư cách để phán xét về nhân quyền! Họ  nói rằng mình là người tôn trọng độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền ư? Thực tế, đâu phải thế.

    Chính họ đã và đang nhúng tay vào việc lật đổ những chính quyền được nhân dân trực tiếp bầu ra một cách hợp hiến; chính họ đã và đang dùng vũ lực để tấn công vào các quốc gia độc lập, có chủ quyền, tàn sát những người dân vô tội chỉ vì chính quyền của các quốc gia ấy tỏ ra không phù hợp với “khẩu vị” của họ.

    Tất cả những điều đó đang phơi bày trước nhân dân toàn thế giới. Vì vậy, những luận điệu của họ không lừa bịp nổi ai, trừ một số kẻ vì tâm địa, mưu đồ đen tối mà không dám nhìn thẳng vào sự thật, không muốn thấy đúng sự thật mà thôi!

    Chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” mà những thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam cố bám lấy để chống phá cách mạng Việt Nam giờ đây đã trở nên quá lỗi thời.Nhân dân Việt Nam đang được sống trong độc lập, tự do, dân chủ với tất cả quyền con người của mình.

    Nền dân chủ của Việt Nam đang được thực hiện thông qua Hiến pháp và pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bảo đảm quyền làm chủ thật sự  của nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

    Nhà nước Việt Nam luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và dân là người quyết định thành quả lao động của mình.

    Người dân Việt Nam đã và đang tích cực triển khai thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển mọi tiềm lực của nhân dân để phát triển đất nước, phấn đấu “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại”.

    Bộ máy, cơ chế hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, đang được đổi mới gắn liền với cải cách hành chính, nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh và khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.

    Tuy còn có những mặt hạn chế, còn nhiều thách thức mà nhân dân Việt Nam đang phải đối mặt và phấn đấu để vượt qua, nhưng tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, mặt thành tựu vẫn là cơ bản.

    Thế nhưng, các thế lực thù địch tiếp tục dấy lên chiến dịch “nhân quyền” với âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ, phá hoại cách mạng Việt Nam. Thực chất, đó là hành động kích động, lừa phỉnh một số người nhẹ dạ, cả tin, tạo ra cớ để phê phán Việt Nam về dân chủ, nhân quyền.

    Gần đây, dư luận xã hội Việt Nam đã phê phán những lời bình luận mang tính kích động về tình hình thực hiện dân chủ ở Việt Nam của Nghị sĩ Hoa Kỳ Loretia Sanchez và Nghị quyết Hres 243 kêu gọi thả số đối  tượng chống lại Nhà nước Việt Nam của Hạ viện Mỹ (ngày 2/5/2007).

    Dư luận cho rằng, những hành vi không phù hợp của bà L.Sanchez trong thời gian ở thăm Việt Nam và nội dung của Nghị quyết nói trên là không có lợi cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

    Tiếp tục chính sách hận thù, các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” để kích động một số phần tử cơ hội, biến chất trong nước gây rối, tạo cơ hội gây bạo loạn, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Đó là sự can thiệp thô bạo, trắng trợn và nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Việt Nam – một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

    Từ quan niệm sai trái “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, các thế lực thù địch đã sử dụng chiêu bài “nhân quyền” để thực hiện mưu đồ thống trị, bá chủ thế giới. Tự cho mình là “quan tòa”“cảnh sát quốc tế” đi dạy người khác về nhân quyền, song sự thực, họ đang sử dụng “nhân quyền” làm cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

    Các quốc gia dân tộc đều có đặc điểm riêng về lịch sử, văn hóa, xã hội, truyền thống và bản sắc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau nên đều có quan niệm và tiêu chí về dân chủ, nhân quyền riêng của mình.

    Dân tộc Việt Nam từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu được những thành tựu có ý nghĩa thời đại: từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, nay đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    Đó là những thành tựu vĩ đại, có tầm quan trọng chiến lược, mở ra thời kỳ phát triển mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là những thành tựu dân chủ, nhân quyền cơ bản nhất mà nhân dân Việt Nam đã giành được, không ai có thể phủ nhận.

    Chúng ta luôn luôn khẳng định, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu của cách mạng nước ta; mục tiêu ấy phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và nguyện vọng chính đáng của dân tộc Việt Nam.

    Chúng ta hoàn toàn hy vọng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ bảo vệ vững chắc nền độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chúng ta tin tưởng chắc chắn vàothành tựu dân chủ, nhân quyền do chính mình xây dựng.

    Chúng ta coi trọng và biết ơn sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đồng thời cũng cho rằng, thời kỳ những nước đang phát triển cần các nước phát triển đến “khai sáng” đã qua lâu rồi. Ai đó cũng như các thế lực thù địch của cách mạng Việt Nam muốn “chọc gậy bánh xe”, muốn đi ngược dòng lịch sử, nhất định sẽ thất bại, nhất định sẽ bị lịch sử lên án và đào thải


Nguyễn Duy Quý (theo Tạp chí Nhân quyền)
ANTG, ngày 21/9/07
NDVN, ngày 24/9/07

Quyền dân chủ và thực hiện quyền dân chủ
14:27' 7/2/2012
Dân chủ càng đi vào lòng người, được thực thi sâu rộng thì càng tạo nguồn sức mạnh vô biên để xây dựng vững chắc thể chế chính trị do Đảng lãnh đạo, cũng là thiết thực nâng cao khả năng lãnh đạo, sức chiến đấu, uy tín và độ bền vững của một đảng cầm quyền.

Lâu nay tôi cứ băn khoăn: Trong các nghị quyết của Đảng đều nêu rõ mục tiêu phấn đấu là xây dựng nước ta dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh nhưng trong thực tế sao lắm hiện tượng trái ngược?
Nói về dân chủ, trước hết là nói về quyền được làm chủ, quyền được thụ hưởng nền dân chủ của người dân trong một thể chế chính trị - xã hội. Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2-9-1945 tại Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Tiếp đó, Người trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1789: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Dân chủ luôn luôn là ước vọng của con người,  mọi dân tộc trong mọi thời đại,. Nó cần như cơm ăn, áo mặc, nước uống hằng ngày. Dân chủ là thước đo chất lượng cuộc sống văn minh xã hội và năng lực quản lý của một nhà nước. Dân chủ không phải tự nhiên mà có. Lịch sử đất nước ta đã chứng minh, muốn có một xã hội thực sự dân chủ, thực sự văn minh, lành mạnh phải đấu tranh, thậm chí phải hy sinh xương máu. Dân chủ và cuộc đấu tranh vì dân chủ, hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển là một xu thế lớn của thời đại. Cuộc đấu tranh vì dân chủ, cũng như vì hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và thử thách, nhưng đã và đang có những bước tiến mới.
Ở nước ta hiện nay, dân chủ trở thành mục tiêu và động lực của công cuộc đổi mới. Vấn đề dân chủ ngày càng có tầm quan trọng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những thành tựu của quá trình dân chủ hóa đang góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, toàn Đảng, toàn dân ta cũng đang nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình dân chủ hóa, văn minh hóa một xã hội đang phấn đấu vươn tới hiện đại hóa. Nhận thức về vấn đề dân chủ đã khó khăn và phức tạp, nhưng thực hiện dân chủ trong đời sống còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Những vấn đề về mục tiêu, nguyên tắc, động lực, nội dung, hình thức, phương pháp và bước đi của dân chủ luôn là những vấn đề khó khăn và mới mẻ, đòi hỏi phải giải quyết một cách đồng bộ, cần sự hợp lực rộng lớn để làm chuyển biến, thay đổi từ tư duy, nếp nghĩ, thói quen, lối sống đến những hành động thực thi.
Cách mạng nước ta có Đảng lãnh đạo theo đường lối dân chủ từ 82 năm qua. Nhân dân ta được thụ hưởng các quyền tự do, dân chủ kể từ ngày 2-9-1945. Hiến pháp cũng đã quy định quyền tự do dân chủ của mỗi người dân Việt. Ấy vậy mà cho đến nay, nhiều khi người dân cũng chưa biết thực thi dân chủ và thụ hưởng quyền dân chủ của mình như thế nào. Hiện nay, dân chủ cần được hiểu là dân chủ trong Đảng và dân chủ toàn xã hội, dân chủ ngay trong các cộng đồng dân cư, dân chủ trong môi trường sống, lao động, học tập, sinh hoạt xã hội. Thế nhưng, có một thực tế phải thừa nhận là phần đông trong xã hội, từ cán bộ, đảng viên đến quần chúng lao động đều chưa thực sự biết sử dụng và phát huy quyền dân chủ của mình. Gần đây nhất, qua vụ cưỡng chế đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), nhìn nhận diễn biến và hậu quả của nó, thấy quyền làm chủ của người dân bị vi phạm nghiêm trọng khi chính quyền không thực hiện đúng luật pháp nhà nước.
Đảng bộ xã Vinh Quang có bao nhiêu đảng viên? Chi bộ nơi xảy ra vụ này có bao nhiêu đảng viên? Các đoàn thể nhân dân như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ… đủ cả, tại sao không ai lên tiếng đúng, sai? Nhận thức của cán bộ, đảng viên ở đây về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thế nào? Nhiệm vụ thứ 3 của người đảng viên là “Luôn luôn thắt chặt mối liên hệ với quần chúng, phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, hết lòng, hết sức phục vụ quần chúng, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân… Phải tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, chăm lo đời sống của quần chúng... Phải thường xuyên làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, phát triển ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán, chuyên quyền, xa rời thực tế, xa rời quần chúng”, đảng viên ở đây đã thực hiện đến đâu? Trong vụ này, Ban Thường vụ Huyện ủy Tiên Lãng có trách nhiệm gì ? Đã có ai  phản ứng khi chủ trương, mệnh lệnh sai, vi phạm pháp luật và dân chủ một cách nghiêm trọng? Lời Bác dặn: “Cái gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, cái gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” còn đó. Cán bộ, đảng viên ở đây đã học tập và làm theo thế nào?
Dư luận quan tâm một thực trạng xã hội phổ biến là: Hiện nay, ít người quan tâm đến việc phát huy quyền dân chủ, mà nặng chú ý những gì có lợi trực tiếp cho bản thân. Cán bộ có chức có quyền do động cơ, lối sống cá nhân mà vi phạm dân chủ, dọa nạt, ức hiếp, trù dập, trả thù những người dân  tố cáo sai phạm. Những người này rất sợ dân chủ, tìm cách né tránh dân chủ. Bởi vì, thực hiện dân chủ thì họ không dễ dàng qua mặt quần chúng để “thủ lợi” cho cá nhân và nhóm. Trong các tầng lớp quần chúng cũng có những người chỉ chăm chắm lo cho cái tôi bé nhỏ, sinh ra co lại, trùm chăn an phận, sống theo kiểu “mũ ni che tai, đèn nhà ai nhà ấy rạng”, “chuyện ai kệ ai, mặc gai trước mắt”, từ đó sinh ra hiện tượng lối sống vô cảm. Do đó, sức mạnh đoàn kết cộng đồng dần dần yếu đi, thậm chí bị triệt tiêu. Một số vụ thấy người hàng xóm, người trong cơ quan, đơn vị bị ức hiếp quá đáng, nhưng không ai ra mặt can thiệp, chuyện ai người ấy gánh, phận ai người đó chịu, đấu tranh - tránh đâu. Hoặc không ít người biết rõ: “Họ mất chất cộng sản rồi đấy, nhưng dây vào họ làm gì, chỉ sinh phiền toái, chẳng phải đầu cũng phải tai”. Tâm lý sợ bị trù dập, sợ trả thù, hoặc tâm lý tự ti nên không dám lên tiếng rất phổ biến và tai hại. Có những cán bộ, đảng viên biết sai, có hại cho dân, mất uy tín của Đảng, nhưng vì cái lợi cho bản thân mà vẫn cố tình nói và làm sai, bao che cho cái sai. Thực hiện quyền dân chủ, đấu tranh vì nền dân chủ thực sự rất cần bản lĩnh, dũng khí, chính kiến rõ ràng. Chính mỗi cán bộ, đảng viên và người dân cần phát huy quyền dân chủ của mình. Mặc kệ những đau khổ, thiệt thòi, oan khốc của người khác; mặc kệ vi phạm dân chủ một cách trắng trợn, tưởng như được an toàn cho bản thân, gia đình, nhưng đến lúc nào đó cái oan khổ sẽ đến với chính mình.
Nếu như mọi cán bộ, đảng viên và người dân biết hưởng quyền dân chủ đã được Hiến pháp cho phép và bảo vệ, biết và dám sử dụng quyền dân chủ, có bản lĩnh, ý chí đấu tranh chống mọi sự bất công thì sẽ tạo sức mạnh tổng hợp toàn xã hội để vươn tới xây dựng được một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Có như vậy mới tránh được nguy cơ sụp đổ của chính quyền và những trở ngại khác đối với một cuộc sống công bằng và đoàn kết với cơ hội sống an khang, thịnh vượng cho tất cả mọi người. Chỉ có sự tham gia công bằng, tự do và dân chủ của người dân vào đời sống chính trị - xã hội và kinh tế của một nhà nước hay một cộng đồng mới có thể tăng cường an ninh cho cuộc sống và mỗi con người. Chỉ có đảm bảo đầy đủ các quyền con người, tôn trọng dân chủ, quản lý nhà nước với sự tham gia của người dân thì mới có an ninh cho mỗi cá nhân và cộng đồng, mới đi tới phát triển xã hội thực sự dân chủ, công bằng, văn minh.
Để thực hiện được quyền dân chủ như Bác Hồ chỉ dẫn: Làm cho nhân dân biết thụ hưởng quyền làm chủ, biết dùng quyền làm chủ của mình, dám nói, dám làm, người dân cần được giáo dục, tạo điều kiện để nâng cao nhận thức “biết thụ hưởng quyền làm chủ” hợp pháp, quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc. Dân trí càng thấp thì sự thiệt thòi càng gia tăng. Cách thức để mọi công dân đều có thể thực hiện đầy đủ quyền dân chủ là được tự do sống theo Hiến pháp, pháp luật, không bị thói cường quyền xâm phạm. 
Quá trình thực hiện cải cách hành chính gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đang được tiến hành đồng bộ, rộng rãi. Quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm đảm bảo cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trực tiếp ở nơi cư trú và cơ quan, đơn vị công tác. Tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng về mở rộng dân chủ, dân chủ trực tiếp được cụ thể hoá và đưa vào khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các tổ chức chính trị - xã hội. Quá trình thực hiện cải cách hành chính gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đang được tiến hành đồng bộ, rộng rãi, đặc biệt  là từ khi Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ cơ sở xã kèm theo nghi định 79/2003/NĐ-CP.
Để “Quy chế dân chủ cơ sở” được phát huy rộng rãi, thực sự đi vào cuộc sống, trước hết cần thường xuyên tăng cường giáo dục cho mọi cán bộ, đảng viên có quan điểm tư tưởng, có lập trường kiên định, nhận thức thật đúng đắn và sâu sắc về mối quan hệ Đảng lãnh đạo với thực thi dân chủ. Cần phát hiện và xử lý kỷ luật kịp thời và nghiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm dân chủ. Muốn thực hiện dân chủ xã hội rộng rãi, trước hết phải thực sự dân chủ trong Đảng. Nếu trong nội bộ Đảng cũng bị mất dân chủ, thì chẳng thể mong thực hiện dân chủ toàn xã hội. Dân chủ trong Đảng phải gắn chặt với thực hiện nguyên tắc, Điều lệ Đảng, gắn với tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về dân chủ. Mặt khác, cần phát hiện và đấu tranh không khoan nhượng với những hiện tượng lợi dụng quyền dân chủ để làm cản trở việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, lợi dụng dân chủ, mượn “con bài dân chủ” để chống lại Đảng, Nhà nước, chống chế độ xã hội chủ nghĩa.
Người dân cần được tạo điều kiện để hiểu biết sâu rộng, nắm chắc quyền lợi, nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp, pháp luật. Người dân được bảo vệ khi bị trù dập do đã mạnh dạn đấu tranh thực hành quyền dân chủ vì mục đích chung. Đồng thời cần quan tâm khuyến khích người dân khi thụ hưởng quyền dân chủ phải có trách nhiệm đấu tranh và vận động nhau xây dựng tốt đời sống văn hóa ở khu dân cư, sẵn sàng và trực diện đấu tranh với mọi hành vi sai trái, vi phạm dân chủ. Dân chủ càng được thực thi sâu rộng thì càng tạo nguồn sức mạnh vô biên để xây dựng vững chắc thể chế chính trị do Đảng lãnh đạo, cũng là thiết thực nâng cao khả năng lãnh đạo, sức chiến đấu, uy tín và độ bền vững của một Đảng cầm quyền.
Bùi Văn Bồng
TIÊN LÃNG, VĂN GIANG : BƯỚC ĐẦU CỦA CUỘC CÁCH MẠNG NÔNG DÂN
Hoàng Hạc

Trước vụ Văn Giang, nếu nói xa hơn một chút, có thể nhắc đến Cồn Dầu, Dakmin, Can Lộc... và Tiên Lãng. Những sự kiện này đều có chung một điểm là nhân dân nổi giận trước sự áp chế vô lý của chính quyền lên quyền lợi của mình và phản đối, phản kháng.

Theo thời gian, những sự kiện này có cấp độ mạnh dần về cả hai phía, nhà nước và nhân dân.

Nếu như những sự kiện trước Tiên Lãng đều dừng ở mức biểu tình, treo biểu ngữ phản đối chính quyền bất công thì từ Tiên Lãng trở đi, vũ khí bắt đầu xuất hiện, cấp độ và qui mô phản đối cũng như cưỡng bức ngày càng tăng cao.

Ở Tiên Lãng, gia đình anh Ðoàn Văn Vươn đã dùng súng hoa cải để đối phó với các loại súng chuyên nghiệp cũng như chó săn và lựu đạn cay của công an. Kết quả, súng đã nổ và mọi sự rơi vào giằng co bất phân minh, gia đình anh Vươn gặp thêm nhiều khó khăn chồng chất vì chịu sức ép từ chính quyền nhưng họ vẫn kiên định đấu tranh.

Ở Văn Giang, số lượng người bày tỏ thái độ bất bình và đấu tranh tăng lên cao, lên đến vài trăm người, họ quyết chống đối đến cùng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Ðể đối đầu với nhân dân, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an, cảnh sát đến trấn áp, dùng lựu đạn cay, dùi cui và quả đấm để đè bẹp, bắt bớ nhân dân.

Có một mẫu số chung đáng nhớ ở tất cả những sự kiện liên quan đến đất đai tại Việt Nam: Những quyền lợi của các đại gia, trọc phú, được công an thay mặt nhà nước bảo vệ đến tận cùng; Quyền lợi của người dân không được đoái hoài đến và thậm chí bị áp bức, đàn áp một cách dã man.

Trong những cuộc đàn áp này, nhà nước, chính quyền ra lệnh, công an thực thi mệnh lệnh một cách không cần suy nghĩ, hành động và hành động, khiến người chứng kiến phải đặt câu hỏi: Công an là ai? Họ có phải là con người?

 Công an là ai?

Hình ảnh CAND
Xin thưa, họ là những con người được học hành, được đào tạo từ nhân dân để trở về phục vụ nhân dân.

Sở dĩ nói họ được đào tạo từ nhân dân là chính xác 100% bởi vì ngành công an được đào tạo trong một môi trường đặc thù mà tất cả các ngành khác không có được. Từ vấn đề học phí được miễn 100% trong quá trình học cho đến sứ mệnh của họ trong tương lai: “Công an nhân dân.”

Và thử đặt lại vấn đề, đảng Cộng Sản, chính quyền, nhà nước Việt Nam này tồn tại mấy mươi năm nay là nhờ đâu, nếu không dựa vào nhân dân, nếu nhân dân không đóng thuế hằng ngày, hằng giờ để nuôi họ, liệu họ có tồn tại được cho đến ngày hôm nay?

Và, các trường đại học có tồn tại được cũng hoàn toàn dựa vào công sức của nhân dân, hiểu trên mọi nghĩa đều như thế.

Trường đào tạo công an thì càng nặng nợ với nhân dân gấp nhiều lần những trường khác, vì nhân dân đóng thuế hằng ngày để nuôi nấng họ từng bữa ăn, cái giường ngủ, bộ áo quần, để họ học tập đến nơi đến chốn, tốt nghiệp, ra trường với đầy đủ kỹ năng bảo vệ an ninh.

Nhưng, những sự kiện gần đây, từ những trí thức yêu 
nước xuống đường biểu tình chống Trung Quốc cho đến những người dân thấp cổ bé họng kêu gào đau đớn vì những quyền lợi xương máu của họ bị lấy đi không thương tiếc... đều bị “công an nhân dân” quay mặt, đàn áp và giải quyết bằng bạo lực.

Không biết, trong số công an tham gia những cuộc bắt bớ, có ai có (hoặc từng có) cha mẹ là nông dân? Có ai từng chứng kiến những giọt mồ hôi vắn dài trên trán, trên lưng của cha mẹ? Có ai từng nhìn thấy cha mẹ cấp ca cấp củm từng đồng lẻ cho con mình ăn học, rồi mua sắm, rồi đóng thuế, vì họ luôn ý thức đóng thuế là yêu nước?!

Cuộc cách mạng nông điền

Nếu chịu khó quan sát và xâu chuỗi mọi sự kiện, tình huống và kết quả, sẽ cho ra được đáp án rất đáng xấu hổ: Nhân dân càng lúc càng xa lánh, thậm chí có người thù hận công an, tương lai của ngành công an trở nên đen tối.
Nói tương lai của công an đen tối là hoàn toàn có cơ sở, một chế độ, một ngành nghề, một nhóm hay một đảng phái có tồn tại được hay bị bứng gốc đều tùy thuộc vào thiện cảm và tấm lòng của nhân dân dành cho họ.

Chuyện đất đai, chuyện chủ quyền đất nước là vấn đề sống còn của nhân dân, của dân tộc. Những ai chống đối và đàn áp những chí hướng bảo vệ phần thiêng liêng này đều trở thành phản động trong con mắt nhân dân.

Và kết cục của một kẻ phản động sẽ như thế nào?
Trong vụ Văn Giang, người nông dân công khai gọi chính quyền là kẻ cướp đất. (Hình: Internet)
Sự kiện Văn Giang đã lộ rõ chân dung của kẻ phản động nhân dân, bất chấp mồ hôi, xương máu và tiếng thở dài, tiếng kêu bi thương của họ mà soán đoạt tận xương tủy.

Nhân dân sẽ đau đớn, nhân dân sẽ thù hận.

Nhưng, con tốt thí lần này dùng để ném về phía nhân dân lại là những công an nhân dân. Một ván cờ quá hiểm độc, gây đau khổ cho cả nhân dân và công an.

Vô hình trung, những đồng lương còi cọc cùng chức năng “bảo vệ đảng” đã đẩy những công an ra chường mặt, chịu trận, chịu tội phản động trước nhân dân, nhưng thành quả, miếng ngon thì lại thuộc về kẻ khác ở “phía trên.”

Ðiều này nhắc nhớ đến những con chó săn tội nghiệp và những gã thợ săn tinh ranh. Mỗi khi có mồi, những thợ săn thả chó và ra sức kích động cho nó săn, nó có thể trả giá bằng tính mạng trong lúc tranh sống còn với con mồi.

Nhưng, khi con mồi chết, gã thợ săn chễm chệ làm thịt con mồi chè chén nó say, nếu còn chút trắc ẩn, gã thợ săn sẽ ném cho con chó một miếng xương gọi là thưởng công.

Ðó là chưa nói đến chuyện lỡ có một giai nhân đến bên gã thợ săn nũng nịu rằng mình đang thèm thịt con chó săn này vì nó đẹp, nó giỏi, thịt của nó sẽ ngon!

Dù sao, những người công an, suy cho cùng, họ cũng đáng tội nghiệp vì họ bị mắc bẫy ngay từ trứng nước. Phàm đã làm người, ai cũng mong muốn con người hướng thiện, hành thiện lành, quay đầu là bờ...

Và, cái bẫy lớn nhất ở đây chính là những người “bề trên” đã phản bội ra mặt đối với không những nhân dân mà cả công an, họ đã đẩy công an vào tình thế đối đầu với nhân dân, chịu trận và gây hận thù với nhân dân. Trong khi họ ngồi chễm chệ nhìn những con tốt mình thí chết dần mòn...

Và, với đà trấn áp mỗi lúc một mạnh tay, qui mô càng thêm rộng và sắt máu với nhân dân, thì câu chuyện khó mà dừng ở đây! Và, có khi nào người công an tự hỏi về số phận của họ một khi Việt Nam xảy ra cuộc Cách Mạng Nông Ðiền giống như Cách Mạng Hoa Nhài chẳng hạn?!

Thông báo Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa XI
Sau 9 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trong không khí dân chủ, đổi mới, chiều 15/5, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc.
Lễ bế mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ( khóa XI ). (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Sau đây là toàn văn thông báo Hội Nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI:

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 07 đến ngày 15/5/2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã họp Hội nghị lần thứ năm để thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề: Tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;" sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí" và Đề án "Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;" một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.

1-Về tổng kết, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, thảo luận về Tờ trình và Báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và thống nhất nhận định: Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới; là đạo luật cơ bản của Nhà nước, văn kiện chính trị-pháp lý quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta, chế độ ta. Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng thể hiện tập trung ở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII của Đảng thông qua (tháng 6/1991), tạo cơ sở hiến định cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hơn 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992, đất nước ta, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta đã thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa theo con đường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, sau 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 (có bổ sung, sửa đổi năm 2001), Đại hội XI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), có nhiều vấn đề mới được đặt ra, một số quy định của Hiến pháp năm 1992 đã bị thực tiễn vượt qua, không còn phù hợp. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan, cần thiết để thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng và là công việc đặc biệt quan trọng, nhạy cảm phải có quan điểm toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể và thực tiễn.

Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, phân tích toàn diện và nhấn mạnh việc nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp phải căn cứ vào Cương lĩnh, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tình hình của đất nước; trên cơ sở tổng kết thực tiễn 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 và kế thừa những quy định còn phù hợp của các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992). Quán triệt đầy đủ mục đích, yêu cầu, quan điểm, định hướng đã nêu trong Nghị quyết Trung ương 2 (khóa XI), Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Chỉ sửa đổi những vấn đề đã rõ, được thực tế chứng minh là đúng, đã đủ cơ sở và tạo được sự thống nhất cao.

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cần tập trung vào các nội dung, định hướng quan trọng là tiếp tục thể chế hóa đầy đủ và sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh các lực lượng xã hội, phát triển đất nước; khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; tiếp tục phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; bảo đảm hiệu lực, tính ổn định lâu dài của Hiến pháp.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định ban hành Kết luận về tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

2- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận cho ý kiến về Tờ trình của Ban cán sự đảng Chính phủ về Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và khẳng định: Các quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách của Nghị quyết đã được thể chế hóa và qua thực tế triển khai thi hành đã chứng minh cơ bản là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nghị quyết đã có tác động tích cực, tạo chuyển biến trong lĩnh vực đất đai; tăng cường một bước hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai; khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường; đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước...

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết này vẫn còn một số hạn chế, yếu kém: Công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là quy hoạch sử dụng đất và các thủ tục hành chính về đất đai; quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn chưa đáp ứng được yêu cầu, tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp; nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; thị trường bất động sản còn bộc lộ nhiều yếu kém, không ổn định, phát triển thiếu lành mạnh, giao dịch "ngầm" khá phổ biến; tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất đai còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, phân tích sâu sắc nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm; bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết; khẳng định các quan điểm chỉ đạo và định hướng tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân ta; quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt. Trong thời gian tới, cần tiếp tục kế thừa những quan điểm chỉ đạo về chính sách, pháp luật đất đai của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX), đồng thời có bổ sung và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu mới đã được chỉ rõ trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.

Đất đai được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Chính sách, pháp luật về đất đai phải bảo đảm sự quản lý nhà nước chặt chẽ, thống nhất của Trung ương; đồng thời phân cấp phù hợp cho địa phương, có chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm; chính sách, pháp luật về đất đai phải góp phần bảo đảm ổn định chính trị-xã hội, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, củng cố quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí ban hành Kết luận về tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận về Tờ trình và Báo cáo của Bộ Chính trị về tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí" và Đề án "Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng."

Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Từ nhiều năm nay, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng nhiệm vụ này, đã sớm ban hành Nghị quyết của Trung ương, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng cùng nhiều quyết sách, biện pháp khác.

Sau 5 năm thực hiện, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã tạo được những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được những kết quả bước đầu. Trên một số lĩnh vực, tham nhũng, lãng phí từng bước được kiềm chế. Những kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng để tiếp tục thực hiện có hiệu quả cao hơn trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kết quả đó cũng khẳng định những chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng, Nhà nước ta trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và các luật có liên quan là cơ bản đúng đắn.

Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng nói chung, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) nói riêng trong những năm qua vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và khẳng định, phải kiên trì và đẩy mạnh nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay;" tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường công tác tổ chức, cán bộ; tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế-xã hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí; mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội; Hội đồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, nhân dân và công luận.

Ban Chấp hành Trung ương nhất trí thông qua và ban hành Kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí."

Ban Chấp hành Trung ương quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Không thành lập ban chỉ đạo tỉnh, thành phố về phòng, chống tham nhũng; tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng. Lập lại Ban Nội chính Trung ương, thực hiện chức năng một ban đảng và là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; lập ban nội chính ở các tỉnh ủy, thành ủy, giao Bộ Chính trị quyết định cụ thể.

4- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến các đề án "Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020," "Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020."

- Về chính sách xã hội, Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí đánh giá: Những năm qua, mặc dù nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp, nhưng Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng, thực hiện các chính sách xã hội. Các chính sách không ngừng được bổ sung, hoàn thiện; đối tượng hưởng chính sách được mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên; đầu tư của Nhà nước ngày càng tăng. Nhờ vậy, các lĩnh vực xã hội đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhất là tạo việc làm, giảm nghèo, ưu đãi người có công, giáo dục đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình, bình đẳng giới. Đời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, dân tộc ít người, người có hoàn cảnh khó khăn được cải thiện rõ rệt, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị-xã hội.

Nước ta được Liên hợp quốc đánh giá là một trong các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chính sách xã hội có mặt còn thấp, chưa bền vững, một số mặt yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn lớn và giảm chậm. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở một số đối tượng còn thấp; chênh lệch các chỉ số về an sinh xã hội giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc với mức trung bình của cả nước còn lớn; nguồn lực thực hiện chính sách xã hội còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Đời sống của một bộ phận người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, chưa bảo đảm được mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản.

Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, phân tích, chỉ ra nguyên nhân cơ bản những hạn chế, yếu kém, bất cập nêu trên và bài học kinh nghiệm; dự báo các thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thời gian tới; đồng thời, căn cứ tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, xác định những định hướng chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 với mục tiêu tổng quát là: Tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và gia đình, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội cho toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.

Ban Chấp hành Trung ương cũng đã xác định nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chính sách xã hội gồm ba cụm vấn đề: chính sách ưu đãi người có công; bảo đảm an sinh xã hội; giải pháp chung và nguồn lực thực hiện.

Trên cơ sở đó, Ban Chấp hành Trung ương quyết định ban hành Nghị quyết "Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020."

- Về vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và nhất trí nhận định: Qua gần 10 năm thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 8 (khóa IX) (tháng 8-2003) và Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) (tháng 01-2008) về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, tuy có đạt được một số kết quả bước đầu nhưng nhìn chung chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công còn những hạn chế, bất cập về mức lương tối thiểu; quan hệ lương tối thiểu-trung bình-tối đa; hệ thống thang, bảng lương; chế độ nâng ngạch, nâng bậc; cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập; nguồn trả lương; mức đóng bảo hiểm xã hội; trợ cấp ưu đãi các đối tượng, Ban Chấp hành Trung ương đã phân tích, thảo luận kỹ nguyên nhân của hạn chế, bất cập nói trên; trên cơ sở đó, định hướng cải cách tiền lương đến năm 2020.

Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh, trong các năm 2012-2013, phải khẩn trương bổ sung, sửa đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm sớm khắc phục những bất hợp lý nổi cộm hiện nay. Ưu tiên điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang gắn với việc khắc phục tình trạng quá nhiều loại phụ cấp; soát xét lại chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước, khắc phục tình trạng bất hợp lý, chênh lệch quá lớn giữa cán bộ quản lý và người lao động; tiền lương, thu nhập không gắn với kết quả sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh việc đổi mới, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công theo tinh thần Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X). Nghiêm túc triển khai thực hiện Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Kết luận Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI)… Điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công, lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cùng với mức tăng và thời điểm điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu của cán bộ, công chức…

Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chế độ tiền lương giai đoạn 2013-2020 cùng với các đề án có liên quan, tạo bước đột phá trong việc tạo nguồn, bảo đảm cho cải cách tiền lương thu được kết quả. Tiến hành đồng bộ cải cách tiền lương với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, tái cấu trúc nền tài chính công và các lĩnh vực có liên quan khác; gắn điều chỉnh tiền lương với điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.

Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí thông qua và ban hành Kết luận về một số vấn đề về tiền lương và định hướng cải cách tiền lương đến năm 2020.

5- Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012./.
Theo TTXVN

Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).

Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark "đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất". Với 166 hộ còn lại, sau nhiều lần thương thuyết không thành, UBND tỉnh đã đồng ý phương án cưỡng chế của UBND huyện. Lý do những người dân này không đồng ý giao đất được cho là "chưa thỏa mãn với phương án đền bù".
Chiều 24/4, trên cánh đồng trồng cây cảnh khá lớn cạnh xóm 1 xã Xuân Quan, vệt bánh xích của máy xúc, máy ủi còn hằn trên nền đất. Anh Võ Tuấn Phong (xã Xuân Quan) cho biết, diện tích đất này anh thuê từ năm 2003, "sử dụng ổn định và mang lại lợi nhuận lớn".
Theo cụ Nguyễn Ngọc Bính, Xuân Quan tuy là đất nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế lớn, mỗi sào đất hàng năm sinh lợi nhiều triệu đồng. Vì thế, người dân "không thỏa mãn" với mức giá đền bù 36 triệu đồng một sào (360 m2) do chủ đầu tư đưa ra.
Cụ Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh giờ chỉ còn trơ gốc. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark đã mọc lên. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Cụ ông Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh vừa bị cưỡng chế. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark - khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trao đổi với báo chí chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết, việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công bắt đầu từ 7h đến 10h30 sáng 24/4. Nhiều đơn vị công an, dân quân và phương tiện cưỡng chế đã được huy động.
“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.
Hiện chưa có xác nhận cụ thể về việc chống đối cũng như các biện pháp "áp dụng bắt buộc".
Tại buổi họp báo trước đó một ngày, ông Thanh cho biết, chi tiết hơn đến tháng 1/2012, trong tổng số gần 4.900 hộ thuộc phạm vi 500 ha của dự án, có gần 79% số hộ đã nhận tiền đền bù. Khu đô thị (giai đoạn 1) đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phần trên diện tích gần 58 ha ở xã Xuân Quan. Sau đợt thu hồi đất sáng 24/4, thêm 72 ha ở xã này được giao tiếp cho chủ đầu tư.
Liên quan tới tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp tại dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark), người phát ngôn của tỉnh Hưng Yên cho hay, mọi công tác của tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đều được "thực hiện đầy đủ". Đến năm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng mỗi m2 – mức cao nhất trên địa bàn tỉnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do có "một nhóm nhỏ những người chống đối".
Theo ông Bùi Huy Thanh, có một nhóm người đứng sau cố tình phá hoại, cản trở dự án. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh phát biểu tại buổi họp báo chiều 23/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.

Khi Đà Nẵng bị "tuýt còi" vi hiến

Tác giả: ĐẶNG MINH TUẤN, KHOA LUẬT - ĐHQGHN
Bài đã được xuất bản.: 05/03/2012 09:38 GMT+7
·                                 Recomend
·                                 +
·                                 In
·                                 Email
·                                 Thảo luận
TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
·                                 Lá phiếu gian nan cho UNCLOS
·                                 Thượng viện Mỹ sẽ sớm thông qua UNCLOS?
·                                 Bài học của Gary
·                                 Thượng đỉnh G8 và NATO có gì mới?
·                                  
·                                  
·                                
Nghị quyết số 23 của HĐND Đà Nẵng mới đây đã bị nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền khẳng định là trái Hiến pháp và Luật. Vụ việc lần này của Đà Nẵng một lần nữa lại đặt ra vấn đề văn hóa tôn trọng Hiến pháp ở đất nước ta.
Trước sức ép của sự phát triển đô thị về hạ tầng cơ sở, y tế, giáo dục, HĐND TP. Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết 23 về những giải pháp phát triển KT-XH ngày 24/12/2011 để hạn chế nhập cư của một số đối tượng, cụ thể là "tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự". Mặc dù Chính sách hướng tới xây dựng "một thành phố hấp dẫn và đáng sống", Nghị quyết 23 bị coi là trái Hiến pháp và Luật.
Tranh cãi về tính hợp hiến, hợp pháp
Nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an), Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ tư pháp) đều khẳng định Nghị quyết số 23 của HĐND TP. Đà Nẵng về hạn chế nhập cư là trái với Luật cư trú, vì những trường hợp tạm dừng đăng ký thường trú của Đà Nẵng không phù hợp với các quy định của Điều 20 của Luật cư trú. Khoản 1 của Luật này quy định mọi công dân có quyền đăng ký hộ khẩu thường trú khi có chỗ ở hợp pháp, đã tạm trú tại Thành phố đó liên tục từ một năm trở lên (trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ mà người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản). Trước những những chỉ trích trên đây, ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho rằng Chủ trương trên là hoàn toàn hợp pháp vì HĐND có quyền "phân bổ dân cư và cải thiện đời sống nhân dân địa phương", "quyết định biện pháp quản lý dân cư thành phố và tổ chức đời sống đô thị" (Điều 12, 18 Luật Tổ chức HĐND và UBND). Hơn nữa, ông Thanh cho rằng "quy định trên đưa ra chỉ là giải pháp tạm thời trong khi chờ hướng dẫn của Trung ương về Luật Cư trú". Rõ ràng, những lập luận của ông Bí thư Đà Nẵng là không có căn cứ, vì thẩm quyền chung của HĐND theo quy định của Luật Tổ chức HDND và UBND phải phù hợp với những quy định riêng (chuyên ngành) về các điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú của Luật cư trú. Trong mối quan hệ này thì Luật cư trú đóng vai trò là "luật riêng" (lex specialis), còn Luật Tổ chức HĐND và UBND là "luật chung" (lex generalis); và luật riêng sẽ được ưu tiên áp dụng trước luật chung. Hơn nữa, các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đều bị nghiêm cấm dù đó là "tạm thời" hay "thí điểm".
Ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Trên hết, Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của Quốc gia - quy định "công dân có quyền tự do cư trú ở trong nước" (Điều 68 Hiến pháp). Điều khoản này có nghĩa là công dân có quyền cư trú ở bất cứ nơi nào trong nước mà vẫn hưởng đầy đủ các quyền công dân. Nhưng khi không thể có hộ khẩu, những công dân "tạm trú" bị đối xử bất bình đẳng với các công dân "thường trú". Việc phân loại và đối xử không bình đẳng giữa hai hạng công dân "tạm trú" và "thường trú" tiếp tục vi phạm quyền bình đẳng trước trước pháp luật của mọi công dân (Điều 52 Hiến pháp).  Như vậy, việc hạn chế đăng ký hộ khẩu thường trú theo Nghị định 23 có dấu hiệu vi phạm quyền hiến định về tự do cư trú và quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân. Phản pháo lại lập luận này, ông Thanh cho rằng việc giới hạn quyền tự do cư trú là nhằm bảo đảm các quyền khác như quyền được bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội, quyền được chăm sóc y tế, đảm bảo việc học hành, có việc làm, có nhà ở của người dân thành phố. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể lấy lợi ích đa số (người có hộ khẩu Đà Nẵng) làm lý do để hy sinh quyền của thiểu số (người nhập cư). Vì cứ với kiểu lập luận này, thì khi xe khách bị mất phanh mất lái thì có thể đâm bất kỳ người đi đường nào, nếu việc hy sinh của người này có thể cứu mạng được mấy chục người trên xe khách. Và quan trọng hơn hết, quyền hiến định của công dân tại Điều 68, không thể bị bất kỳ cơ quan nhà nước nào cắt xén, vô hiệu hóa một cách tùy tiện; đặc biệt việc cắt xén này lại đồng thời trái với Luật cư trú.
Thiếu cơ chế tài phán hiến pháp và hành chính
Trước những hành vi trái luật và Hiến pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND Tỉnh, cơ chế xử lý hiện hành đang đặt ra nhiều vấn đề. Bộ tư pháp với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Khoản 3, Điều 90 Luật ban hành VBQPPL), có thể kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các cơ quan chính quyền địa phương, trong đó có HĐND Tỉnh. Tuy nhiên, Bộ tư pháp không có quyền đình chỉ, bãi bỏ các văn bản của HĐND, mà chỉ có quyền kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả kiểm tra của mình. Theo dự kiến, vấn đề này có thể được báo cáo lên Ủy ban pháp luật và UBTVQH. UBTVQH có quyền quyết định xem xét và bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật (Khoản 4, Điều 15; Khoản 2 (d) Điều 20 Luật hoạt động giám sát của QH). Mặc dù giám sát của Quốc hội (UBTVQH) được cho là một hình thức giám sát quan trọng nhưng cho đến nay hiệu quả vẫn chưa cao bởi lẽ UBTVQH là một cơ quan chính trị chứ không phải cơ quan áp dụng Hiến pháp và Luật, nên không phù hợp với chức năng giải thích Hiến pháp và Luật.
Cơ chế kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp hiệu quả nhất là cơ chế tài phán thông qua các tòa án. Tòa hành chính là một mô hình hữu hiệu trong việc kiểm tra tính hợp pháp hành vi của các cơ quan hành pháp nhằm kiểm soát các hành vi lạm dụng quyền lực nhà nước và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Tuy nhiên, Tòa hành chính Việt Nam lại chỉ có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính cá biệt cụ thể, mà không có quyền kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này, Tòa án hành chính không thể thụ lý vụ án xét xử về hành vi bất hợp pháp của Nghị quyết 23.
Nếu như các quốc gia pháp quyền ngày nay đều có cơ chế tài phán hiến pháp (Tòa hiến pháp hoặccác tòa án thường được trao thẩm quyền bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp), Việt Nam chưa có cơ chế tương tự để kiểm tra tính hợp hiến hành vi của các cơ quan công quyền. Do đó, khi các công dân cho rằng các quyền hiến định của họ bị xâm phạm bởi Nghị quyết 23, họ không thể khiếu kiện ra tòa để phán xét về tính hợp hiến của văn bản pháp luật này
...và văn hóa tôn trọng Hiến pháp
Vụ việc lần này của Đà Nẵng một lần nữa lại đặt ra vấn đề văn hóa tôn trọng Hiến pháp ở đất nước ta. Trong nhiều trường hợp, một số chính sách công đã được ban hành bị cho là chưa phù hợp với Hiến pháp.Có thể kể đến như chính sách hạn chế đăng ký xe máy (2005) và việc thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân ở một số cấp hiện nay[1]. Tương tự, việc Nghị quyết 23 "tạm dừng" đăng ký hộ khẩu thường trú "trong khi chờ xin ý kiến của trung ương về một số vấn đề liên quan tới Luật cư trú trên địa bàn TP Đà Nẵng" là không phù hợp với Điều 68 Hiến pháp 1992. Không thể lấy lý do về đặc thù địa phương hoặc mục tiêu tốt đẹp của chính sách để bao biện cho các quy định trái với Hiến pháp, Luật:  "Nếu tất cả các thành phố lớn hoặc 62 tỉnh thành khác cũng làm như Đà Nẵng với lý do đặc thù của địa phương thì hẳn luật lệ của Nhà nước Việt Nam sẽ không còn là một thể thống nhất mà như một tấm mền mạnh ai nấy căng kéo theo nhu cầu, ý thích riêng của địa phương"[2].
Những cải cách của Đà Nẵng sẽ chỉ thực sự giúp ích cho sự phát triển bền vững của đất nước và địa phương khi những thay đổi đó được thực hiện theo những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, như cách mà chính ông Bí Thư TP Đà Nẵng đang làm trong việc đề xuất "mô hình thị trưởng" cho chính quyền địa phương trong tương lai. Các giải pháp hợp lý cần phải được tích hợp vào Hiến pháp trước lúc đem ra thi hành [3].
------------------------------
[1] Xem thêm Đặng Minh Tuấn, Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổi, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 19(204)/Tháng 10/2011.

Tập quyền XHCN: một học thuyết đã lỗi thời?



1. Tập quyền và phân quyền: Hai phương thức cơ bản tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước luôn gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Theo Will Durant trong cuốn Nguồn gốc văn minh (Bản dịch Nguyễn Hiến Lê, Nxb. Văn hoá thông tin, năm 2006) thì trong các xã hội sơ đẳng, khi các cộng đồng xã hội tỏ ra quá yếu ớt, bạc nhược, dễ bị tổn thương trước những thách thức của tự nhiên và các kẻ thù xã hội khác thì con người bắt đầu hợp quần, liên kết, thống nhất, đoàn kết lại để thực hiện các hoạt động chung mang tính chất cộng đồng, xã hội từ đó được tổ chức theo một trật tự nhất định trên cơ sở ý chí, nguyện vọng chung của cả cộng đồng đó. Người đứng đầu của mô hình này là những thủ lĩnh, tù trưởng, tộc trưởng, giáo trưởng và đây chính là phương thức hình thành quyền lực xã hội. Tuy nhiên, khi kinh tế - xã hội phát triển đến một trình độ nhất định, trong xã hội xuất hiện người giàu, kẻ nghèo, quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp xuất hiện cùng mới một loại quyền lực mới: quyền lực chính trị với mục tiêu là duy trì, bảo đảm sự thống trị của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quyền lực nhà nước là một dạng đặc biệt của quyền lực chính trị, là năng lực hành động chính trị của giai cấp cầm quyền nhằm hiện thực hoá lợi ích của mình trên cơ sở đảm bảo ở mức độ nhất định việc thực hiện lợi ích chung của xã hội. Có thể nói, kể từ khi quyền lực nhà nước được xác lập, con người luôn tìm kiếm cách thức sử dụng quyền lực để quyền lực được tổ chức và thực thi có hiệu quả cao nhất. Trong thực tế, quyền lực nhà nước luôn gắn liền với bộ máy thực thi, nếu không có bộ máy đó thì quyền lực nhà nước không thể tồn tại. Các cơ quan nhà nước chính là sự thể hiện vật chất của quyền lực nhà nước. Mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và bộ máy nhà nước là mối quan hệ của cặp phạm trù nội dung - hình thức.
Trong lịch sử văn minh nhân loại, có hai dòng học thuyết chính thể hiện tư tưởng, nguyên tắc, phương thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là học thuyết về tập quyền và học thuyết về phân quyền. Học thuyết phân quyền được xây dựng nhằm chống lại sự chuyên quyền, độc đoán với tư duy quyền lực nhà nước cần phải được phân chia thành những nhóm độc lập với nhau, kiềm chế và đối trọng lẫn nhau, không có một cơ quan nào nắm giữ toàn bộ quyền lực nhà nước. Trái với lý thuyết phân quyền, lý thuyết tập trung quyền lực cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất và không thể phân chia. Quyền lực thống nhất ở nguồn gốc và bản chất của nó là xuất phát từ nhân dân. Quyền lực nhà nước phải được tập trung đủ mức mới tạo ra đủ sức mạnh, đảm bảo cho xã hội hoạt động một cách bình thường, ổn định cũng như đảm bảo quan hệ hài hoà, chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước. Điều này còn được thể hiện ở chỗ quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân và được tập trung ở cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Việc phân chia quyền lực sẽ mâu thuẫn với yêu cầu dân chủ: toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân. Ở giữa hai thái cực này là mô hình hỗn hợp, trong đó thể hiện sự kết hợp, dung hoà giữa hai học thuyết. Trong thực tế, mỗi học thuyết đều có những giá trị lý luận và thực tiễn của riêng mình: Tập trung thống nhất quyền lực khẳng định giá trị chủ quyền tối thượng của nhân dân, phân quyền tạo ra tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, làm cho quyền lực nhà nước được kiểm soát và không bị tha hoá.
Trong thực tế, các học thuyết về tập quyền và phân quyền có thể được hiểu theo cấu trúc chiều dọc hoặc chiều ngang. Theo cấu trúc chiều ngang, tập quyền phản ánh sự thống nhất của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp vào một cơ quan hay một cá nhân còn phân quyền được phản ánh ở sự phân lập giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp rồi trao cho các cơ quan khác nhau. Hỗn hợp là sự phản ánh nguyên tắc thống nhất quyền lực đồng thời có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo cấu trúc chiều dọc, tập quyền được hiểu là sự tập trung quyền lực vào trung ương, còn địa phương chỉ là thực thể thực hiện quyền lực từ trung ương. Phân quyền được hiểu là sự phân định tương đối rõ ràng giữa quyền lực trung ương và địa phương. Hỗn hợp là sự kết hợp giữa tập trung quyền lực vào trung ương với phân cấp có giới hạn những quyền hành nhất định cho địa phương để quản lý lãnh thổ thông qua nhiều hình thức khác nhau như tản quyền, uỷ quyền, trao quyền.
Bài viết này sẽ tập trung phân tích phương thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước theo chiều ngang, đặc biệt là sự nguồn gốc, sự hình thành và cơ sở chính trị của học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa và quá trình tiếp nhận, thích ứng và phát triển học thuyết này tại Việt Nam. Các phân tích, đánh giá về tổ chức và thực thi quyền lực theo chiều dọc được đặt tại phần phụ lục để độc giả tham khảo, có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về các học thuyết này.
2. Học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa
Theo Will Durant, trong thời sơ khai, các quốc gia được hình thành trên hai cơ sở chính: sự hình thành chế độ tư hữu và các cuộc chiến tranh, cướp bóc triền miên giữa các bộ tộc, bộ lạc. Chế độ tư hữu đã phá bỏ những xã hội sơ khai, thuần nhất, đồng đều để tạo ra một xã hội có người giàu, kẻ nghèo với đủ các giai cấp, tầng lớp và quốc gia đã ra đời để làm trọng tài giữa các giai cấp. Có thể nói, chức năng cơ bản của quốc gia thời sơ khai là giữ được sự yên ổn bên trong nội bộ và chiến đấu với ngoại quốc, chống lại sự hỗn loạn của chiến tranh thời nguyên thuỷ. Để đưa dân tộc, quốc gia của mình phát triển, tránh khỏi quy luật tự nhiên tàn nhẫn trong lịch sử là loại trừ các dân tộc yếu ớt và bạc nhược, trong thời sơ khai, thủ lĩnh của mỗi quốc gia phải nắm đủ ba quyền: tướng lãnh, tộc trưởng và giáo trưởng. Có thể nói, tập quyền với ý nghĩa sơ khai của nó, đã là nguyên tắc chủ đạo trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước của mọi quốc gia từ thuở khai thiên lập địa.
Trong lịch sử văn minh nhân loại, tập quyền đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển của xã hội với nhiều biểu hiện và biến thể khác nhau. Tập quyền chuyên chế phong kiến là nơi thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp vào cá nhân hoàng đế với sự hỗ trợ đắc lực của niềm tin tôn giáo rằng quyền hành của hoàng đế là “thiên mệnh”. Chế độ tập quyền toàn trị phát xít với biểu hiện là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật với lý thuyết kích động tinh thần dân tộc cực đoan. Chế độ tập quyền độc tài mà phổ biến là độc tài quân sự, thông thường được hình thành sau những khủng hoảng, sụp đổ của các thể chế dân chủ như chế độ Pinôche ở Chilê (1973-1990), Apacthai tại Nam Phi…
Tư tưởng về chế độ tập quyền xã hội chủ nghĩa được hình thành trên nền tảng của yêu cầu xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản trong học thuyết của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Chuyên chính vô sản được hiểu là sự thống trị của giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản. Thuật ngữ “chuyên chính vô sản” chính thức ra đời năm 1850 và Công xã Pari được coi là hình thức thứ nhất, là hiện thực đầu tiên và Xôviết là hình thức thứ hai của nhà nước chuyên chính vô sản.
Trong các tác phẩm nghiên cứu của mình, qua phân tích bộ máy nhà nước tư sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã mạnh mẽ phê phán nguyên tắc phân quyền mà các triết gia pháp quyền tư sản vẫn thường ngợi ca. Theo các ông, đây chỉ là một sự phân công lao động bình thường trong công nghiệp, được vận dụng vào bộ máy nhà nước nhằm mục đích đơn giản hoá và kiểm soát. Qua sự so sánh hai thế lực của quyền lập pháp và quyền hành pháp, C. Mác cho rằng quyền hành pháp có ưu thế vượt trội, lấn át, lũng đoạn và là một quyền lực vô địch. Bộ máy hành pháp với những lực lượng vật chất hùng mạnh trong tay luôn gắn chặt với lợi ích vật chất và chính trị của giai cấp tư sản. Cơ quan lập pháp bị yếu thế hơn vì nó không nắm được bộ máy quan chức, không có quyền phân phối ghế bộ trưởng, không nắm các công cụ và phương tiện vật chất trong tay. Các dự luật do cơ quan hành pháp đề xuất và trình Nghị viện ban hành thực chất chính là ý chí của cơ quan hành pháp, Nghị viện chỉ là nơi thông qua có tính hình thức. Từ đó, C.Mác cho rằng Nghị viện chỉ là nơi bàn cãi suông, toà án chỉ độc lập giả dối, còn toàn bộ quyền lực tập trung ở cơ quan hành pháp. Định hướng cho các cuộc cách mạng của giai cấp vô sản, C. Mác đã nhận định: Quyền hành pháp, bộ máy chính quyền nhà nước phải là đối tượng chủ yếu và duy nhất của những cuộc tấn công của cách mạng. Do bộ máy hành pháp kiểm soát, chỉ huy và bảo vệ xã hội và công dân từ những biểu hiện sinh hoạt rộng lớn nhất cho đến những phương thức chung nhất của họ và cả đời sống riêng tư của các cá nhân nên quyền hành pháp phải thuộc về toàn thể nhân dân.
Từ nghiên cứu và phân tích về Công xã Pari - hiện thực đầu tiên của nhà nước chuyên chính vô sản, C.Mác đã chỉ ra rằng Công xã là một chính quyền của giai cấp công nhân, là công cụ xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản và là mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước kiểu mới. Hội đồng công xã là cơ quan tối cao của nhà nước có vai trò lập pháp và tổ chức 10 uỷ ban chịu trách nhiệm về hành pháp. Đứng đầu mỗi uỷ ban này là một uỷ viên Hội đồng công xã. Công xã không phải là một cơ quan đại nghị mà là một cơ quan công tác vừa lập pháp, vừa hành pháp, mọi quyền lực nhà nước đều tập trung vào công xã. Công xã có quyền chủ động trong tất cả những lợi ích chung và những lợi ích quốc dân. Mô hình công xã Pari là biểu hiện của thiết chế thực sự dân chủ và là một hình thức tổ chức chính trị hết sức linh hoạt. Bí quyết thực sự của công xã là về thực chất nó là một chính phủ của giai cấp công nhân, là hình thức chính trị để thực hiện việc giải phóng lao động về mặt kinh tế. Công xã là một tổ chức chính quyền hành động thật sự, kết hợp lập pháp và hành chính chứ không phải là nơi nói xuông theo kiểu nghị viện trong nền cộng hoà đại nghị tư sản. Từ đó, C.Mác đã đưa ra quan điểm mới cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất và nó phải tập trung về tay nhân dân.Theo cách thức thực hiện quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia, C.Mác đã đưa ra mô hình Công xã Pari với tổ chức bộ máy thực hiện tất cả các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Bộ máy này được tổ chức thành một mạng lưới từ trung ương đến địa phương và hoạt động theo cơ chế tự quản với nguyên tắc dân chủ và công khai.     
Nhất trí với quan điểm của C.Mác và tiếp tục phát triển quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân, V.I.Lênin khẳng định yêu cầu cần xây dựng một bộ máy vững mạnh thích ứng được với mọi sự biến đổi. Muốn ứng biến một cách mềm dẻo thì bộ máy phải cứng rắn và hoàn toàn phục tùng chính trị. Thành phần tổ chức bộ máy phải đảm bảo được việc đông đảo quần chúng kiểm tra được mọi công việc nhà nước. Từ đó, ông đã tiếp tục vận dụng một cách sáng tạo quan điểm này vào quá trình tổ chức bộ máy nhà nước kiểu mới ở Nga sau khi giai cấp vô sản giành chính quyền với chủ trương: Phế bỏ chế độ đại nghị - chế độ tách rời công tác lập pháp và công tác hành pháp, hợp nhất công tác lập pháp và hành pháp của nhà nước lại. Hợp nhất công tác quản lý và công tác lập pháp. Từ đó, V.I. Lênin đã lãnh đạo Đảng cộng sản Nga thành lập chính phủ công nông với tên gọi thể hiện khá đầy đủ nguyên tắc này: Hội đồng bộ trưởng dân uỷ, trong đó các uỷ ban chuyên môn quản lý các ngành khác nhau trong sinh hoạt của nhà nước. Hoạt động của các Bộ trưởng dân uỷ do các Xôviết đại biểu của nhân dân lao động giám sát. Các xôviết là cơ quan đại diện của chính quyền nhà nước tập trung trong tay quyền lập pháp, kiểm soát việc chấp hành các luật lệ, đồng thời trực tiếp thực hiện các luật lệ thông qua tất cả các uỷ viên của các xôviết. Tuy nhiên, điểm sáng tạo của Lênin trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là ở chỗ: các cơ quan trong bộ máy nhà nước có sự phân công, phối hợp để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Từ những di sản lý luận của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác -Lênin, chúng ta có thể đưa ra những nét cơ bản của học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa như sau: Để đảm bảo xây dựng nhà nước chuyên chính mà hạt nhân của nó là toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, người dân là người chủ thực sự trên tất các các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, quyền lực nhà nước là thống nhất và được tập trung ở cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân (Xô viết tối cao hay Quốc hội). Việc tập trung quyền lực nhà nước vào cơ quan đại diện của nhân dân đã làm cho quyền lực bảo đảm tính thống nhất của nó. Các cơ quan khác của nhà nước chỉ là cơ quan phái sinh do cơ quan quyền lực cao nhất thành lập và phải chịu sự kiểm tra, giám sát tối cao của cơ quan đó. Ở đây không có sự phân chia quyền lực cũng như không có sự kiềm chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực. Tính chịu trách nhiệm và luôn bị giám sát bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và nhân dân chính là cơ sở để đảm bảo cho quyền lực nhà nước không bị tha hoá.
3. Quá trình hình thành bản thể văn hoá chính trị mới và việc áp dụng học thuyết tập quyền XHCN tại Việt Nam
Sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938, các thiết chế chính trị tự chủ đầu tiên của Việt Nam đã từng bước được hình thành và ổn định. Sự kiện Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, xưng là Hoàng đế với quyền chủ tể và đặt tên hiệu nước là Đại Cồ Việt năm 968 đã mở đầu sự tồn tại của chế độ quân chủ hàng trăm năm Việt Nam, cho đến khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp từ năm 1884. Theo đánh giá, đặc trưng thiết chế chính trị thời kỳ nhà Đinh - Tiền Lê thực chất là mô hình tập quyền quân sự thiếu tính bền vững, chủ yếu dựa vào lực lượng quân sự và hình phạt hà khắc, chỉ có tác dụng nhất thời trong hoàn cảnh chiến tranh hoặc trong tình trạng đất nước bị đe doạ nghiêm trọng trước nguy cơ ngoại xâm.  
 Trong giai đoạn nhà Lý - Trần, các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp không tách rời nhau và đều đặt dưới quyền tối cao của Hoàng đế. Mô hình tập quyền thân dân- quyền lực tập trung vào tay Hoàng đế nhưng quyền lực của Hoàng đế và triều đình phải dựa trên sự ủng hộ của nhân dân. Quân đội không còn là chỗ dựa duy nhất mà chính quyền trung ương đã tập trung khai thác mọi yếu tố thuận lợi nằm ngay trong nền tảng kinh tế - xã hội Việt Nam. Các quy định pháp luật khá khoan hoà với sự hỗ trợ, nâng đỡ của các giáo lý Phật giáo. Đặc trưng nổi bật của thiết chế tập quyền thân dân là sự hoà đồng trong nội bộ giới cầm quyền, trong nội bộ làng xã và giữa chính quyền với làng xã. Chính sách đoàn kết với các dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng biên viễn được quan tâm và phát triển nhằm cố kết các cộng đồng dân cư trong một quốc gia đa dân tộc. Chức năng giám sát quyền lực ở dạng sơ khai nhằm giúp hạn chế những quyết định cực đoan, thiếu sáng suốt của Hoàng đế cũng đã xuất hiện với chức quan Gián nghị đại phu.
Mô hình tập quyền quan liêu được xây dựng và phát triển từ đời Lê sơ với những đặc trưng cơ bản về một hệ thống cai trị bao gồm tổ chức bộ máy, hệ thống giám sát và hệ thống pháp luật khá hoàn bị, vai trò và quyền lực của Hoàng đế được tăng cường, củng cố thêm một bước. Chính quyền trung ương quản lý đất nước thông qua các bộ và cơ quan chức năng. Đội ngũ quan lại được đào tạo và trả lương theo hướng chuyên nghiệp, vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội được đề cao. Bộ máy hành chính được thiết lập đến tận cấp xã, từng bước hạn chế thiết chế tự quản của làng xã. Ngoài ra, nhà nước còn có quyền lực kinh tế to lớn do đã trực tiếp quản lý ruộng đất.
Mô hình tập quyền chuyên chế được hình thành khi triều Nguyễn được thành lập vào năm 1802. Hoàng đế là vị nguyên thủ tối cao của cơ quan hành pháp, là người đứng đầu cơ quan lập pháp, đồng thời nắm quyền tư pháp tối cao và độc quyền đối ngoại. Để tập trung cao độ quyền lực vào tay Hoàng đế, nhà Nguyễn đã đặt ra quy định “tứ bất”: Không ban tước vương để ngăn chặn sự can thiệp của hoàng tộc vào triều chính, không lập hoàng hậu để ngăn ngừa nguy cơ quyền lực có thể bị thao túng bởi dòng họ khác, không lập tể tướng, chức năng đứng đầu các quan này được trao cho một cơ quan là Cơ mật viện chứ không do một người thao túng và không lấy trạng nguyên nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của những người bằng uy tín và đặc quyền được triều đình ban cho chi phối xã hội bằng giáo dục, tư tưởng, văn hoá và các quan niệm chính trị cá nhân.
Cuộc khủng hoảng về bản thể văn hoá chính trị truyền thống ở Việt Nam diễn ra trong nửa sau thế kỷ 19, kể từ năm 1858 khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Phong trào Cần Vương mà trong đó người dân Việt Nam đã nổi dậy với tư cách là thần dân để chống giặc ngoại xâm nhằm khôi phục bản thể chính trị cũ thất bại và đây có thể được coi là sự trỗi dậy cuối cùng của nền văn hoá chính trị và bản thể chính trị Nho giáo. Thất bại của phong trào Cần Vương cũng là mốc đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của bản thể chính trị cũ - chế độ quân chủ dựa trên nền tảng Nho giáo. Việc tìm kiếm một bản thể văn hoá chính trị mới để giúp cộng đồng dân tộc tìm ra một phương sách khôi phục nền độc lập, tự chủ đã được đặt ra vô cùng cấp bách và điểm khởi đầu của cuộc tìm kiếm đó chính là sự phê phán có hệ thống đối với nền văn hoá chính trị cũ dựa trên nền tảng Nho giáo. Nguyễn Trường Tộ là nhân vật điển hình khi ông gay gắt chỉ ra những hạn chế to lớn của Nho học, coi đây là nguyên nhân căn bản nhất của tình trạng lạc hậu, yếu hèn của đất nước.
Đến đầu thế kỷ 20 các phong trào yêu nước Việt Nam đã mang lại những nhận thức hoàn toàn mới về quyền uy, thể chế chính trị và đặc biệt là vai trò chính trị của người dân, quốc dân đối với sự hưng vong của dân tộc. “Quốc dân” phải có đủ năng lực để chủ động tham gia vào quá trình chính trị và nắm lấy vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước. Quyền lực chính trị không còn nằm trong tay “chúa thánh, tôi hiền” mà nằm trong tay của “dân” như tư tưởng của Phan Bội Châu: “Người dân ta, của dân ta/ Dân là của nước, nước là của dân”. Từ năm 1925 đến năm 1945, việc tiếp thu chủ nghĩa cộng sản đã đưa phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam phát triển lên một bước mới. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc cũng đã chỉ ra rằng: Cách mạng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã khẳng định bản thể văn hoá chính trị mới của Việt Nam, đó là bản thể chính trị cộng sản và bản thể giai cấp của nền văn hoá đó.
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa cũng đã được du nhập và ứng dụng trong quá trình xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước tại Việt Nam. Qua các bản Hiến pháp, chúng ta có thể thấy rõ tính chất nhân dân của các nhà nước cách mạng, nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân và vai trò của Quốc hội với tư cách cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực cao nhất. Trong thực tế, thống nhất quyền lực không phải thực hiện bằng phương cách biến cơ quan đại diện thành một tập thể hành động như định nghĩa nguyên thuỷ của nó mà biến cơ quan đại diện thành một cơ quan tối cao so với các cơ quan còn lại. Thống nhất quyền lực được bảo đảm bằng sự tập trung quyền lực về Quốc hội. Tập quyền xã hội chủ nghĩa với nhận thức như trên đã được xem là nền tảng lý luận cho việc tổ chức chính quyền Việt Nam từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp năm 1980.
4. Học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa và một số nhận thức về kiểm soát quyền lực tại Việt Nam
Trong một thời gian dài, nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa đã giúp nhà nước ta làm tốt chức năng của một “nhà nước kháng chiến”, quyền lực nhà nước được bảo đảm tập trung, các quyết định và việc thực thi quyền lực được bảo đảm nhanh chóng, thống nhất. Nhưng khi đất nước ta bước sang giai đoạn đổi mới, hệ thống chính trị chuyển từ hệ thống chuyên chính vô sản sang hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc này cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là sự thiếu phân định giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, là sự phủ nhận tính độc lập tương đối của các quyền, là thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực với quyền lập pháp, từ đó tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực từ phía các cơ quan nhà nước được trao quyền.
Kể từ Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cho đến nay, với việc công nhận các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và yêu cầu phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các quyền này, một số nhà nghiên cứu gần đây đã cho rằng học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa đã bị suy yếu nhiều khi Việt Nam công nhận các quyền và yêu cầu phân công các quyền - hạt nhân của học thuyết phân quyền. Đến nay, Đảng Cộng sản tiếp tục khẳng định yêu cầu phân công, phối hợp, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011). Yêu cầu này là sự công nhận một hạt nhân hợp lý khác trong học thuyết phân quyền là kiểm soát giữa các quyền. Từ những nhận thức nói trên, một số nghiên cứu đã cho rằng học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa chỉ phù hợp với thiết kế tổ chức bộ máy trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và đã lạc hậu so với yêu cầu xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.
Một số nghiên cứu khác lại cho rằng nhận thức truyền thống đồng nhất tính thống nhất quyền lực với tập quyền, đề cao vai trò của Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất, các cơ quan hành pháp, tư pháp chỉ là cơ quan cấp dưới của Quốc hội, nhận quyền từ Quốc hội là một nhận thức sai lệch về bản chất. Lập luận này cho rằng thông qua Hiến pháp, các chế định về Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân đều là những cơ quan được nhân dân uỷ quyền. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất không có nghĩa là Quốc hội là cơ quan duy nhất nhận sự uỷ quyền để từ đó tiếp tục uỷ quyền lại cho Chủ tịch nước, Chính phủ…Về mặt lý luận, các cơ quan này đều nhận uỷ quyền từ cả phía nhân dân và uỷ thác từ Quốc hội, do đó, không có cơ sở để coi Quốc hội là “cơ quan mẹ” như hiện nay. Để thực hiện chức năng kiểm soát, một số nghiên cứu cho rằng việc coi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất là không phù hợp với tổ chức quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, không có quyền nào “cao” hơn quyền nào, không có quyền nào “mạnh” hơn quyền nào, các quyền đều phải mạnh và quan trọng như nhau, mỗi nhánh quyền lực cần phải có một vị thế độc lập tương đối, từ đó mới tạo ra cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực.
Có thể nói, yêu cầu về kiểm soát quyền lực tại Việt Nam chỉ có thể được nhận thức đầy đủ, toàn diện và sâu sắc khi chúng ta có sự nhận thức đầy đủ và rõ ràng về học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa và giá trị của nó trong nền chính trị Việt Nam. Tuy nhiên, dường như nhận thức về vấn đề tập trung và phân quyền tại Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm và mô hình truyền thống của Xôviết dẫn đến những cách hiểu phiến diện, chưa đầy đủ, thống nhất thậm chí là trái ngược nhau. Điều đó dẫn đến một thực trạng là các học thuyết về tập trung và phân quyền ở nước ta bị áp dụng một cách lúng túng, sai lệch, hiệu quả của việc sử dụng quyền lực chưa cao. Trong thực tiễn cuộc sống, hai học thuyết tập quyền và phân quyền hoàn toàn không có tính tuyệt đối hay loại trừ lẫn nhau. Vấn đề ở đây không phải là lý thuyết tập trung quyền lực hay lý thuyết phân chia quyền lực là tốt hay xấu mà là cách thức vận dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia, từng hệ thống chính trị.
Tập quyền xã hội chủ nghĩa là một học thuyết của Chủ nghĩa Mác - Lênin với những hạt nhân hợp lý bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, góp phần bảo đảm chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận và phát triển của đất nước ta. Yêu cầu tiếp tục duy trì, áp dụng học thuyết này với một số biện pháp khắc phục những hạn chế bất cập cố hữu của nó khi đất nước tiếp tục thực hiện đổi mới đã được thể hiện khá rõ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Để bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa ổn định và đổi mới, câu trả lời thấu đáo và thoả đáng cho việc thành lập tổ chức bảo vệ hiến pháp hay xây dựng các cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp cho phù hợp với thể chế chính trị và tình hình thực tiễn tại Việt Nam đòi hỏi chúng ta không áp dụng một cách máy móc cơ chế “kiềm chế và đối trọng”, “lấy tham vọng để kiềm chế tham vọng” của học thuyết phân quyền mà trước tiên, cần phải có một chủ thuyết rõ ràng với nhận thức thống nhất về các giá trị của nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được duy trì trong đời sống chính trị tại Việt Nam hiện tại và tương lai.
Ths Luật so sánh Nguyễn Xuân Tùng
Trưởng phòng Công tác cán bộ Vụ TCCB
Tài liệu tham khảo:
1. Viện Chính trị học Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Chính trị học-Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị - hành chính, năm 2009.
2. Khoa Chính trị học Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia khu vực I: Chính trị học-một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2010.
3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2008.
4. PGS.TS. Lê Minh Quân: Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009.
5. GS.TSKH. Vũ Minh Giang (chủ biên): Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2008.
6. Phạm Hồng Tung: Văn hoá chính trị và lịch sử dưới góc nhìn của văn hoá chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2008.
7. Ths. Trần Thị Kim Cúc: Tìm hiểu di sản lý luận của các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009.
8. Nguyễn Cửu Việt: Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền, Tạp chí Khoa học (luật học) Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 26, số 4 năm 2010.
9. Học viện Hành chính quốc gia: Giáo trình Quản lý và phát triển tổ chức hành chính nhà nước, Nxb. Đại học quốc gia, năm 2004.
10. Will Durant: Nguồn gốc văn minh (Nguyễn Hiến Lê dịch), Nxb. Văn hoá thông tin, năm 2006.


No comments:

Post a Comment